Hướng dẫn sàng lọc và cách ly người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19? Tổ chức thu dung và cách ly người nhiễm COVID-19?

Có thể cho tôi biết và hướng dẫn tôi sàng lọc và cách ly người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19 không? Chị Yến (Hải Dương) thắc mắc.

Mục đích của việc sàng lọc và cách ly người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19 là gì?

Về mục đích của việc sàng lọc và cách ly người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19 thì tại Quyết định 2355/QĐ-BYT năm 2022 nêu rõ rằng Phân luồng, sàng lọc người bệnh, người nhà người bệnh, khách thăm, nhân viên y tế nhằm phát hiện và cách ly sớm người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2, qua đó ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 cho nhân viên y tế, người bệnh khác và cộng đồng.

Covid-19 năm 2022: Hướng dẫn sàng lọc và cách ly người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19?

Hướng dẫn sàng lọc và cách ly người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19? Tổ chức thu dung và cách ly người nhiễm COVID-19? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc thực hiện sàng lọc và cách ly người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19

Đối với nguyên tắc thực hiện sàng lọc và cách ly người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19 thì tại Quyết định 2355/QĐ-BYT năm 2022 quy định:

- Cơ sở KBCB cần xây dựng kế hoạch, tổ chức sàng lọc và quản lý người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 ngay khi đến khám bệnh. Người có triệu chứng chỉ điểm viêm đường hô hấp (ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người...) cần được hướng dẫn, sàng lọc và khám riêng. Cần thiết lập quy trình đón tiếp, sàng lọc, khám bệnh, phân loại, cách ly, chuyển viện hoặc chuyển vào khu điều trị COVID-19 cho người có triệu chứng viêm đường hô hấp ngay từ khi vào cơ sở KBCB.

- Cơ sở KBCB cần xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát, phát hiện sớm COVID-19 ở NB đang nằm viện, người nhà, khách thăm và NVYT.

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và KSNK nghiêm ngặt (phòng ngừa chuẩn và phòng dựa theo đường lây truyền) khi điều trị, chăm sóc người nhiễm SARS-CoV-2.

Chuẩn bị cơ sở hạ tầng, phương tiện thực hiện sàng lọc và cách ly người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19

Quyết định 2355/QĐ-BYT năm 2022 có hướng dẫn cần chuẩn bị cơ sở hạ tầng và những phương tiện như sau:

- Bố trí phòng khám sàng lọc:

+ Các cơ sở KBCB cần bố trí phòng khám sàng lọc riêng cho người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại cả khoa khám bệnh và khoa cấp cứu và phòng, khu vực cách ly tạm thời NB sau khi sàng lọc có nghi ngờ hoặc xác định nhiễm SARS-CoV-2.

+ Tại khu vực phòng khám sàng lọc, cần bố trí khu vực chờ bảo đảm thoáng khí, giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét đối với NB, người nhà NB.

+ Khu vực chờ, phòng khám, phòng làm thủ thuật cho người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 phải đảm bảo thông khí tối thiểu 12 luồng khí luân chuyển mỗi giờ (ACH). Có thể sử dụng thông khí tự nhiên (mở toàn bộ cửa sổ, cửa ra vào) hoặc thông khí cơ học (sử dụng quạt đẩy và hút khí theo 1 chiều từ nơi có không khí sạch, thải ra khu vực không có người) hoặc thông khí kết hợp giữa thông khí tự nhiên và thông khí cơ học. Cơ sở KBCB cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ thông khí tại khu vực này.

- Cung cấp đầy đủ:

+ Phương tiện PHCN cho NVYT và khẩu trang cho NB (Xem phần Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện PHCN trong phòng chống dịch COVID- 19).

+ Phương tiện VST đầy đủ ở tất cả khu vực tiếp nhận NB đến khu vực sàng lọc, khám và điều trị.

+ Các dụng cụ, thiết bị và hóa chất khử khuẩn thiết yếu dùng trong chăm sóc, điều trị NB.

+ Các phương tiện vệ sinh bề mặt môi trường, thu gom và xử lý chất thải, dụng cụ, đồ vải.

Thực hiện sàng lọc người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19

Quyết định 2355/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn thực hiện sàng lọc người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19 cụ thể như sau:

Thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên hoặc PCR đối với các đối tượng cần sàng lọc như sau:

Tập trung vào các nhóm

- NB ngoại trú có triệu chứng của COVID-19 (chủ động khai bệnh khi đến khám hoặc bác sỹ tại các buồng khám ngoại trú khai thác, phát hiện).

- NB nội trú và người chăm nuôi NB nghi ngờ hoặc có triệu chứng biểu hiện bệnh lý liên quan SARS-CoV-2.

Tại khoa khám bệnh, khoa cấp cứu và các đơn vị điều trị trong ngày

- Đối với trường hợp cấp cứu: Ưu tiên can thiệp cấp cứu → sau đó xem xét chỉ định test nhanh kháng nguyên nếu có triệu chứng nghi ngờ.

- Tại khu vực điều trị nội trú và các khoa, phòng khác:

+ Tăng cường giám sát, chỉ định xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 đối với NB nội trú, người chăm nuôi NB có biểu hiện nghi ngờ để phát hiện sớm và thực hiện cách ly kịp thời. Thực hiện giám sát tuân thủ các quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh của NB, người hỗ trợ chăm sóc.

+ Thực hiện XN RT-PCR mẫu đơn cho trường hợp viêm phổi tiến triển nặng, suy hô hấp không giải thích được, kể cả những NB nội trú trên 14 ngày có diễn biến nhanh, nặng không giải thích được về lâm sàng, NB lọc máu.

Tổ chức thu dung và cách ly người nhiễm COVID-19

Tại Quyết định 2355/QĐ-BYT năm 2022 có hướng dẫn tổ chức thu dung và cách ly người nhiễm COVID-19 cụ thể như sau:

Các khu vực cách ly cần có tại cơ sở KBCB trong giai đoạn hiện nay

Tùy theo đặc thù của mỗi cơ sở KBCB và tình hình dịch COVID-19 của mỗi địa phương, lãnh đạo bệnh viện có thể điều chỉnh chiến lược cách ly người nhiễm COVID-19 phù hợp:

- Tại khu vực khoa khám bệnh: mỗi cơ sở KBCB cần phải có phòng/buồng khám sàng lọc và cách ly tạm thời các trường hợp xác định nhiễm COVID-19 trong khi chờ chuyển đi điều trị tại khoa điều trị COVID-19 của bệnh viện, các cơ sở thu dung theo tuyến hay cách ly tại nhà.

Phòng/buồng khám sàng lọc chỉ tiếp nhận XN các trường hợp có triệu chứng, hay có yếu tố dịch tễ rõ ràng tiếp xúc với COVID-19 hoặc các trường hợp COVID-19 theo dõi cần XN lại.

- Tại khu vực cấp cứu:

+ Khu vực cấp cứu của các cơ sở KBCB cần có một khu vực để làm XN và cách ly tạm thời các NB cần nhập viện cấp cứu.

+ NB sau khi phân loại nếu bị COVID-19 thì điều trị theo chuyên khoa COVID-19 trừ trường hợp bệnh chuyên khoa là chính, tình trạng nhiễm COVID- 19 ở mức độ nhẹ hoặc vừa thì điều trị và theo dõi theo chuyên khoa. Nếu XN COVID-19 âm tính thì điều trị theo chuyên khoa bệnh thường.

- Khu cách ly điều trị COVID-19 của cơ sở KBCB:

Các đơn vị cần thiết lập một đơn vị điều trị COVID-19 với số giường COVID-19 theo sự phân công địa phương.

- Khu cách ly tại các khoa lâm sàng:

+ Các khoa lâm sàng của cơ sở KBCB sẵn sàng ít nhất một phòng cách ly để điều trị các trường hợp nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ hoặc vừa mà kèm theo bệnh chuyên khoa cần phải điều trị tại khoa. Tùy theo tình hình dịch bệnh có thể tăng số phòng cách ly điều trị người nhiễm COVID-19 tại khoa lâm sàng.

+ Bệnh viện cũng có thể thiết lập phòng hoặc khu vực cách ly người nhiễm COVID-19 chung cho cụm một vài khoa lâm sàng ở cùng một khu vực phù hợp với tính chất với chuyên môn của các khoa.

Thiết kế khu cách ly điều trị COVID-19 của bệnh viện

- Khu cách ly cần được chia thành 3 vùng theo nguy cơ lây nhiễm:

+ Vùng có nguy cơ lây nhiễm thấp: Khu vực hành chính, nơi làm việc của NVYT. Khu vực này để biển báo màu xanh và hạn chế người qua lại. NVYT cần mang khẩu trang y tế.

+ Vùng có nguy cơ lây nhiễm trung bình: Khu vực hành lang, buồng đệm để phương tiện chăm sóc và điều trị NB. Khu vực này để biển báo màu vàng. Chỉ có NVYT vào buồng cách ly mới được có mặt ở khu vực này và phải mang phương tiện PHCN đầy đủ, phù hợp với tình huống tiếp xúc.

+ Vùng có nguy cơ lây nhiễm cao: Buồng tiếp nhận, cấp cứu, điều trị NB, nhà vệ sinh, buồng xử lý dụng cụ. Khu vực này để biển báo màu đỏ. NVYT phải mang tối đa phương tiện PHCN theo hướng dẫn và thực hiện VST sau mỗi khi tiếp xúc với NB, với bề mặt môi trường và trước khi ra khỏi khu vực cách ly.

- Thiết kế khu cách ly

+ Sàn nhà và tường (chiều cao từ sàn tối thiểu 2 m) cần ốp, lát bằng các vật liệu dễ vệ sinh và khử khuẩn.

+ Góc tường nhà và sàn nhà nên thiết kế góc tù hoặc bo tròn, tránh góc cạnh để dễ vệ sinh, không đọng bẩn.

+ Cửa sổ làm bằng vật liệu dễ vệ sinh (kính, ít chi tiết, dễ lau rửa).

- Sắp xếp giường bệnh trong khu cách ly

+ Tốt nhất bố trí mỗi người nhiễm SARS-CoV-2 vào một buồng cách ly riêng.

+ Nếu không có điều kiện, đảm bảo khoảng cách giữa các giường tối thiểu 1 mét.

- Hệ thống thông khí

+ Cần bảo đảm thông khí đầy đủ, hạn chế lây lan sang khu vực khác.

+ Tốt nhất là hệ thống khí áp lực âm tại các buồng cách ly với áp lực tối thiểu -3Pa và ít nhất 12 lần luân chuyển khí mỗi giờ (ACH).

+ Nếu không thể, nên áp dụng thông khí tự nhiên. Buồng bệnh có 2 cửa đối diện nhau, mở toàn bộ 2 cửa sẽ đảm bảo thông khí trong buồng bệnh tối thiểu 12 ACH. Buồng bệnh khi sử dụng thông khí tự nhiên nên ở cuối hành lang, nơi ít người qua lại, cuối hướng gió chính, có cửa sổ đối lưu 2 chiều, cửa sổ mở hướng ra khu vực không có người qua lại.

+ Nếu thông khí tự nhiên không đủ, cần tạo thông khí kết hợp, đưa luồng khí cưỡng bức đi từ khu vực ít nguy cơ nhất đến khu vực có nguy cơ cao nhất (từ vùng xanh tới vùng đỏ) bằng quạt hút sao số lần luân chuyển khí tối thiểu 12 lần/giờ.

+ Khí thoát ra từ khu cách ly cần được khử khuẩn bằng UVC hoặc kết hợp khử khuẩn và lọc HEPA.

- Phương tiện cần có tại khu, phòng cách ly

+ Các phương tiện PHCN cần phải luôn có sẵn trong khu cách ly, được để trên xe hoặc tủ trước buồng cách ly hoặc buồng mang phương tiện PHCN.

+ NVYT các khoa phòng, đơn vị có liên quan (như vệ sinh môi trường, xử lý chất thải, vận chuyển NB...) đến chăm sóc và điều trị người xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 cần phải mang đầy đủ phương tiện PHCN phù hợp với các hoạt động (ủng cao su, tạp dề, khẩu trang, tấm che mặt...).

+ Danh mục các dụng cụ, phương tiện PHCN phải luôn có sẵn ngay tại khu vực cách ly và phải được kiểm tra, bổ sung đủ hàng ngày. Lưu ý có đủ kích cỡ cho người sử dụng và cơ số tối thiểu phải có luôn sẵn sàng.

- Hồ sơ bệnh án tại khu vực cách ly

+ Tối ưu là sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử hoặc các thiết bị điện tử để ghi lại thông tin khám, chẩn đoán, XN, điều trị chăm sóc và theo dõi NB hàng ngày.

+ Trong trường hợp chưa có bệnh án điện tử, các bệnh án giấy được để tại phòng hành chính của khu cách ly, không được để tại khu vực buồng bệnh.

+ Không được mang hồ sơ bệnh án từ khu cách ly ra khu vực bên ngoài, khi cần hội chẩn, khoa chụp hồ sơ bệnh án cần thiết và gửi qua thiết bị điện tử (qua email...) ra bên ngoài để hội chẩn (hội chẩn trực tuyến).

+ Khi cần chỉ định làm xét nghiệm: chụp XQ, siêu âm, xét nghiệm sinh hóa, mọi phiếu đề nghị được gửi đến các đơn vị các yêu cầu của nhà lâm sàng và kết quả xét nghiệm được trả qua mạng sau đó in ra tại khu cách ly và dán vào hồ sơ bệnh án NB để lưu lại.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Covid-19 Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Covid-19:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn đi học nửa ngày do dịch Covid-19 có được hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Mức tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 là bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện 3 sạch để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác?
Pháp luật
Người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 được phép làm thêm tối đa 60 giờ trong 01 tháng?
Pháp luật
Tại sao từ ngày 01/3/2022 thân nhân của người đã mất vì dịch Covid-19 lại không còn được nhận hỗ trợ?
Pháp luật
Việc cách ly y tế đối với các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm bệnh Covid-19 (F1) được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian cách ly tại nhà đối với người tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19 (F1) theo quy định mới nhất có còn là 14 ngày không?
Pháp luật
Từ 0h ngày 27/4/2022, tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh?
Pháp luật
Để phòng chống dịch Covid-19 trong trường học thì có tuyên truyền thực hiện việc tiêm vắc xin phòng Covid 19 cho học sinh không?
Pháp luật
Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2023-2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Covid-19
3,744 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Covid-19

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Covid-19

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào