Hướng dẫn giải quyết trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo Thông tư 69/2024?
- Hướng dẫn giải quyết trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo Thông tư 69/2024?
- Trường hợp xảy ra vụ gây rối trật tự công cộng làm cản trở đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì xử lý thế nào?
- Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hướng dẫn giải quyết trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo Thông tư 69/2024?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 69/2024/TT-BCA có quy định về hướng dẫn giải quyết trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông; xe cơ giới dừng, đỗ gây ùn tắc giao thông như sau:
- Trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ:
+ Giải thích ngắn gọn, rõ ràng cho người vi phạm thấy rõ hành vi vi phạm của mình và biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật để tự giác chấp hành;
+ Nếu người vi phạm không chấp hành thì tạm giữ giấy tờ hoặc phương tiện, mời người chứng kiến ký vào biên bản tạm giữ, sau đó mời người vi phạm về trụ sở đơn vị để giải quyết hoặc hướng dẫn khiếu nại theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp xe cơ giới dừng, đỗ gây ùn tắc giao thông:
+ Yêu cầu lái xe xuất trình các giấy tờ có liên quan để kiểm tra, đưa xe ra khỏi khu vực ùn tắc giao thông, lập biên bản vi phạm hành chính nếu lái xe dừng đỗ sai quy định hoặc không chấp hành hiệu lệnh của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông và giải quyết theo quy định; đồng thời, tổ chức lực lượng hướng dẫn, điều khiển giao thông, giải tỏa ùn tắc giao thông;
+ Trường hợp lái xe đóng cửa bỏ đi hoặc không có mặt tại đó thì sử dụng các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để ghi lại hình ảnh, báo cáo chỉ huy đơn vị có biện pháp đưa xe đó ra khỏi khu vực ùn tắc giao thông, mời người chứng kiến, dán niêm phong tại các vị trí cần thiết của xe và lập biên bản theo quy định; đồng thời, tổ chức lực lượng hướng dẫn, điều khiển giao thông, giải tỏa ùn tắc giao thông.
Hướng dẫn giải quyết trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo Thông tư 69/2024? (Hình từ internet)
Trường hợp xảy ra vụ gây rối trật tự công cộng làm cản trở đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì xử lý thế nào?
Căn cứ tại Điều 21 Thông tư 69/2024/TT-BCA có hướng dẫn giải quyết trường hợp xảy ra vụ gây rối trật tự công cộng làm cản trở đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:
- Sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để ghi nhận lại sự việc; đình chỉ ngay hành vi, thu hồi hung khí (nếu có), kiểm tra giấy tờ tùy thân của những người có liên quan, phối hợp tổ chức cấp cứu người bị nạn (nếu có); phối hợp với các lực lượng chức năng áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định, không để xảy ra tình huống phức tạp về an ninh, trật tự.
- Giải tán đám đông (nếu có).
- Lập biên bản ghi nhận vụ việc và yêu cầu những người có liên quan về trụ sở Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất để giải quyết.
- Trường hợp người vi phạm cố tình không chấp hành yêu cầu của Cảnh sát, dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ thì thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ theo quy định.
Đồng thời, sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc thiết bị có chức năng ghi âm, ghi hình để ghi nhận lại sự việc. Nếu gây ùn tắc giao thông thì xử lý theo quy định tại Điều 17 Thông tư 69/2024/TT-BCA.
Trường hợp nghiêm trọng vượt quá khả năng giải quyết thì báo cáo ngay chỉ huy đơn vị để chỉ đạo; đồng thời, thông báo kịp thời cho Công an, chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc biết để phối hợp giải quyết.
Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông được quy định tại khoản 1 và 2 Điều 5 Thông tư 69/2024/TT-BCA như sau:
Nhiệm vụ:
- Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Giám đốc Công an cấp tỉnh); kế hoạch hoặc phương án của Trưởng phòng Hướng dẫn điều khiển giao thông và dẫn đoàn thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh; Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Trưởng Công an cấp huyện);
- Chỉ huy, điều khiển giao thông, phân luồng, phân tuyến, phòng ngừa và giải quyết ùn tắc giao thông đường bộ, phối hợp với các cơ quan chức năng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến giao thông, địa bàn được phân công theo quy định;
- Phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ, phối hợp tổ chức cấp cứu người bị nạn và giải quyết tai nạn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
- Phát hiện sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự để kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
Quyền hạn:
- Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến, nơi tạm dừng xe, đỗ xe khi xảy ra ùn tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự;
- Trong phạm vi, địa bàn được phân công nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ hoặc theo kế hoạch, mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền được dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của pháp luật;
- Xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự và các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác theo quy định của pháp luật; được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
- Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
*Thông tư 69/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 01/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?