Hướng dẫn ghi Mẫu B09-TCVM Thuyết minh báo cáo tài chính áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô mới nhất?
Tổ chức tài chính vi mô có bắt buộc lập bản Thuyết minh báo cáo tài chính trong báo cáo tài chính năm?
Quy định chung về báo cáo tài chính tổ chức tài chính vi mô được căn cứ theo điểm 8.1 khoản 8 Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC như sau:
Quy định chung
...
8. Hệ thống báo cáo tài chính
8.1. Báo cáo tài chính năm
a. Báo cáo bắt buộc
- Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01-TCVM
- Báo cáo kết quả hoạt động Mẫu số B02-TCVM
- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-TCVM
...
Căn cứ theo quy định nêu trên thì tổ chức tài chính vi mô bắt buộc phải lập bản Thuyết minh báo cáo tài chính trong báo cáo tài chính năm.
Hướng dẫn ghi Mẫu B09-TCVM Thuyết minh báo cáo tài chính áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô mới nhất? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn ghi Mẫu B09-TCVM Thuyết minh báo cáo tài chính áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô mới nhất?
Cách ghi mẫu Thuyết minh báo cáo tài chính áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô (Mẫu số B09-TCVM) được hướng dẫn cụ thể tại khoản 4 Điều 80 Thông tư 05/2019/TT-BTC như sau:
I - Đặc điểm hoạt động của Tổ chức vi mô (TCVM)
Trong phần này TCVM nêu rõ:
(1) Giấy phép thành lập và hoạt động, thời hạn có giá trị;
(2) Hình thức góp vốn, số lượng thành viên;
(3) Thành phần Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên (Tên, chức danh từng người);
(4) Thành phần Ban Tổng Giám đốc/Giám đốc (Tên, chức danh từng người);
(5) Địa bàn hoạt động;
(6) Trụ sở chính; Số Phòng Giao dịch;
(7) Tổng số cán bộ, công nhân viên.
II - Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
(1) Kỳ kế toán năm ghi rõ kỳ kế toán năm theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01/… đến 31/12/… Nếu TCVM có năm tài chính khác với năm dương lịch thì ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
(2) Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: ghi rõ là Đồng Việt Nam, hoặc một đơn vị tiền tệ khác được lựa chọn theo quy định của Luật Kế toán.
III - Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng
(1) Chế độ kế toán áp dụng: Nêu rõ TCVM hiện đang áp dụng chế độ kế toán nào.
(2) Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán:
+ Nêu rõ Báo cáo tài chính có được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hay không?
+ Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam nếu Báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán hiện hành mà TCVM đang áp dụng.
Trường hợp không áp dụng chuẩn mực kế toán nào thì phải ghi rõ.
IV - Các chính sách kế toán áp dụng
(1) Các loại tỷ giá hối đoái áp dụng trong kế toán
- Ngân hàng thương mại mà TCVM lựa chọn tỷ giá để áp dụng trong kế toán;
- Tỷ giá áp dụng khi ghi nhận và đánh giá lại tài sản;
- Tỷ giá áp dụng khi ghi nhận và đánh giá lại nợ phải trả;
- Các loại tỷ giá áp dụng trong giao dịch khác.
(2) Nguyên tắc ghi nhận các khoản cho vay:
- Nguyên tắc ghi nhận cho vay từ nguồn vốn hoạt động của TCVM;
- Nguyên tắc ghi nhận cho vay từ nguồn vốn ủy thác;
- Nguyên tắc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; xóa sổ các khoản cho vay không có khả năng thu hồi.
(3) Nguyên tắc kế toán nợ phải thu
- Tiêu chí phân loại các khoản nợ phải thu;
- Có được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn gốc, kỳ hạn còn lại tại thời điểm báo cáo, theo nguyên tệ và theo từng đối tượng không?
- Có ghi nhận nợ phải thu không vượt quá giá trị có thể thu hồi không?
(4) Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nêu rõ hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phương pháp nào (Bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trước; hay tính theo giá đích danh, phương pháp giá bán lẻ).
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ.
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
+ Nêu rõ doanh nghiệp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên cơ sở chênh lệch lớn hơn của giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.
+ Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho có được xác định theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” hay không?
+ Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là lập theo số chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay với số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết dẫn đến năm nay phải lập thêm hay hoàn nhập.
(5) Nguyên tắc ghi nhận và cách khấu hao TSCĐ, TSCĐ thuê tài chính
a. Nguyên tắc kế toán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình:
- Nêu rõ giá trị ghi sổ của TSCĐ là theo nguyên giá hay giá đánh giá lại.
- Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu (chi phí nâng cấp, cải tạo, duy tu, sửa chữa) được ghi nhận vào giá trị ghi sổ hay chi phí sản xuất, kinh doanh;
- Nêu rõ các phương pháp khấu hao TSCĐ; Số phải khấu hao tính theo nguyên giá hay bằng nguyên giá trừ giá trị có thể thu hồi ước tính từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
- Các quy định khác về quản lý, sử dụng, khấu hao TSCĐ có được tuân thủ không?
b. Nguyên tắc kế toán TSCĐ thuê tài chính:
- Nêu rõ giá trị ghi sổ được xác định như thế nào;
- Nêu rõ các phương pháp khấu hao TSCĐ thuê tài chính.
(6) Nguyên tắc kế toán chi phí trả trước
- Nêu rõ chi phí trả trước được phân bổ dần vào chi phí hoạt động bao gồm những khoản chi phí nào.
- Phương pháp và thời gian phân bổ chi phí trả trước;
- Có theo dõi chi tiết chi phí trả trước theo kỳ hạn không?
(7) Nguyên tắc kế toán nợ phải trả
- Phân loại nợ phải trả như thế nào?
- Có theo dõi nợ phải trả theo từng đối tượng, kỳ hạn gốc, kỳ hạn còn lại tại thời điểm báo cáo, theo nguyên tệ không?
- Có đánh giá lại nợ phải trả thỏa mãn định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không?
- Có ghi nhận nợ phải trả không thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán không?
- Có lập dự phòng nợ phải trả không?
(8) Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Nêu rõ các khoản chi phí chưa chi nhưng được ước tính để ghi nhận vào chi phí hoạt động trong kỳ là những khoản chi phí nào? Cơ sở xác định giá trị của những khoản chi phí đó.
(9) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả:
- Nguyên tắc ghi nhận dự phòng phải trả: Nêu rõ các khoản dự phòng phải trả đã ghi nhận có thoả mãn các điều kiện quy định trong Chuẩn mực kế toán “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” không?.
- Phương pháp ghi nhận dự phòng phải trả: Nêu rõ các khoản dự phòng phải trả được lập thêm (hoặc hoàn nhập) theo số chênh lệch lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay so với số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng đang ghi trên sổ kế toán.
(10) Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu có được ghi nhận theo số vốn thực góp không?
- Lý do ghi nhận khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá hối đoái?
- Lợi nhuận chưa phân phối được xác định như thế nào? Nguyên tắc phân phối lợi nhuận, cổ tức.
(11) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản thu nhập:
- Thu nhập từ hoạt động tín dụng, dịch vụ: Có tuân thủ đầy đủ các điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực kế toán “Doanh thu và thu nhập khác” hay không? Các phương pháp nào được sử dụng để ghi nhận thu nhập.
- Các nguyên tắc ghi nhận thu nhập khác.
(12) Nguyên tắc kế toán chi phí:
- Có ghi nhận đầy đủ chi phí hoạt động (hoạt động tín dụng; dịch vụ) và chi phí quản lý phát sinh trong kỳ không?
- Các khoản chi phí quản lý là gì?
(13) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành.
(14) Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác: Nêu rõ các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác với mục đích giúp cho người sử dụng hiểu được là Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được trình bày trên cơ sở tuân thủ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.
V - Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính
- Trong phần này, TCVM phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
- Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính ” là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo tình hình tài chính . Số liệu ghi vào cột “Đầu năm” được lấy từ cột “Cuối năm” trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính kỳ trước. Số liệu ghi vào cột “Cuối năm” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:
+ Báo cáo tình hình tài chính kỳ này;
+ Sổ kế toán tổng hợp;
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.
- TCVM được chủ động đánh số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày trong phần này theo nguyên tắc phù hợp với số dẫn từ Báo cáo tình hình tài chính và đảm bảo dễ đối chiếu và có thể so sánh giữa các kỳ.
- Trường hợp TCVM có áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các kỳ trước thì phải điều chỉnh số liệu so sánh (số liệu ở cột “Đầu năm”) để đảm bảo nguyên tắc có thể so sánh và giải trình rõ điều này. Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “Đầu năm” không có khả năng so sánh được với số liệu ở cột “Cuối năm” thì điều này phải được nêu rõ trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
VI - Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động.
- Trong phần này, TCVM phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được thể hiện trong Báo cáo kết quả hoạt động để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung của các khoản mục thu nhập, chi phí.
- Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động” là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo kết quả hoạt động. Số liệu ghi vào cột “Năm trước” được lấy từ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “Năm nay” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kỳ này;
+ Sổ kế toán tổng hợp;
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.
- TCVM được chủ động đánh số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày trong phần này theo nguyên tắc phù hợp với số dẫn từ Báo cáo kết quả hoạt động và đảm bảo dễ đối chiếu và có thể so sánh giữa các kỳ.
- Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “Năm trước” không có khả năng so sánh được với số liệu ở cột “Năm nay” thì điều này phải được nêu rõ trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
VII - Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Trong phần này, TCVM phải trình bày và phân tích các số liệu đã được thể hiện trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để giúp người sử dụng hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền trong kỳ của TCVM.
- Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Số liệu ghi vào cột “Năm trước” được lấy từ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước; Số liệu ghi vào cột “Năm nay” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm nay
+ Sổ kế toán tổng hợp;
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.
VIII - Những thông tin khác
- Trong phần này, TCVM phải trình bày những thông tin quan trọng khác (Nếu có) ngoài những thông tin đã trình bày trong các phần trên nhằm cung cấp thông tin mô tả bằng lời hoặc số liệu theo quy định của các chuẩn mực kế toán cụ thể nhằm giúp cho người sử dụng hiểu Báo cáo tài chính của TCVM đã được trình bày trung thực, hợp lý.
- Khi trình bày thông tin thuyết minh ở phần này, tuỳ theo yêu cầu và đặc điểm thông tin theo quy định từ điểm 4.5 đến điểm 4.7 của phần này, TCVM có thể đưa ra biểu mẫu chi tiết, cụ thể một cách phù hợp và những thông tin so sánh cần thiết.
- Ngoài những thông tin phải trình bày theo quy định từ phần 4.5 đến phần 4.6, TCVM được trình bày thêm các thông tin khác nếu xét thấy cần thiết cho người sử dụng Báo cáo tài chính.
Tải về Mẫu B09-TCVM Thuyết minh báo cáo tài chính áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô ở đâu?
Mẫu Thuyết minh báo cáo tài chính áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô mới nhất hiện nay được quy định theo Mẫu số B09-TCVM ban hành kèm theo Thông tư 05/2019/TT-BTC.
TẢI VỀ Mẫu B09-TCVM Thuyết minh báo cáo tài chính áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô mới nhất 2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?