Hướng dẫn cập nhập thông tin người tham gia nộp tiền BHXH tự nguyện, BHYT vào phần mềm quản lý thu như thế nào?
Hướng dẫn cập nhập thông tin người tham gia nộp tiền BHXH, BHYT vào phần mềm quản lý thu thực hiện như thế nào?
Ngày 07/08/2023, BHXH Thành phố Hà Nội ban hành Công văn 3964/BHXH-TST năm 2023 nhằm xác nhận thông tin số tiền của người tham gia BHXH, BHYT.
Theo đó, tại Công văn 3964/BHXH-TST năm 2023 hướng dẫn như sau:
Thực hiện Công văn 2381/BHXH-TST năm 2023 về việc xác nhận, thông tin số tiền đóng của người tham gia BHXH, BHYT và Công văn 1619/CNTT-PM năm 2023 về việc nâng cấp chức năng trên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam (đã gửi trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành eoffice.vss.gov.vn). BHXH thành phố Hà Nội yêu cầu Văn phòng, các phòng nghiệp vụ và BHXH các quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là BHXH huyện) triển khai thực nội dung sau:
- Hướng dẫn các Tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT và người tham gia thực hiện:
- Cập nhật ngay thông tin người tham gia khi nộp tiền đóng BHXH, BHYT vào phần mềm quản lý thu và cung cấp Mã xác nhận, thông tin cho người tham gia (họ và tên, mã số BHXH, ngày nộp tiền, số tiền đóng, loại hình tham gia, số tháng đóng) bằng các hình thức: thông báo trực tiếp, tin nhắn, email, bản giấy,...
- Hướng dẫn người tham gia tra cứu thông tin đóng BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trên Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam theo hướng dẫn tại Công văn 1619/CNTT-PM của BHXH Việt Nam.
Giao phòng Truyền thông, BHXH các huyện phối hợp cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn và các đơn vị có liên quan truyền thông về việc tra cứu thông tin đóng BHXH tự nguyện, BHYT của người tham gia thông qua các Tổ chức dịch vụ thu trên Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam để cùng phối hợp đối chiếu, kiểm tra về thời gian nộp tiền, số tiền đóng vào quỹ BHXH, BHYT của nhân viên và Tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT.
Trước 08h00 hàng ngày, BHXH huyện kết xuất bảng Tổng hợp số tiền thu BHXH, BHYT theo mã xác nhận (Mẫu 01-XN ban hành kèm theo Công văn số 2381/BHXH-TST của BHXH Việt Nam) của ngày hôm trước liền kể, gửi Tổ chức dịch vụ thu trên hệ thống phần mềm kết nối với cơ quan BHXH.
Xem chi tiết Công văn 3964/BHXH-TST năm 2023 tại đây.
Hướng dẫn cập nhập thông tin người tham gia nộp tiền BHXH, BHYT vào phần mềm quản lý thu thực hiện như thế nào?
Mức đóng BHXH tự nguyện hiện nay được quy định như thế nào?
Mức đóng BHXH tự nguyện hiện nay được quy định tại Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và theo phương thức đóng tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP được quy định như sau:
- Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
- Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
- Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
- Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP mà trong thời gian đó Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:
+ Dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
+ Hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 7 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
+ Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.
Số tiền hoàn trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này hoặc hoàn trả cho thân nhân người lao động trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Nghị định 134/2015/NĐ-CP được tính bằng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại so với thời gian đóng theo phương thức đóng nêu trên và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).
Phước thức đóng BHXH tự nguyện bao gồm những phương thức nào?
Tại Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về phương thức đóng BHXH tự nguyện như sau:
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo khoản 2 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được quy định như sau:
- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
+ Đóng hằng tháng;
+ Đóng 03 tháng một lần;
+ Đóng 06 tháng một lần;
+ Đóng 12 tháng một lần;
+ Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
+ Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?