Hướng dẫn cách xếp loại học lực theo thang điểm hệ 4 và thang điểm hệ 10 theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT?

Hướng dẫn cách xếp loại học lực theo thang điểm hệ 4 và thang điểm hệ 10 theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT?

Hướng dẫn cách xếp loại học lực theo thang điểm hệ 4 và thang điểm hệ 10 theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo?

Theo khoản 5 Điều 10 Chương III Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT như sau:

Sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:
a) Theo thang điểm 4:
Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;
Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;
Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;
Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;
Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;
Dưới 1,0: Kém.
b) Theo thang điểm 10:
Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;
Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;
Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;
Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;
Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;
Dưới 4,0: Kém.
6. Sinh viên được xếp trình độ năm học căn cứ số tín chỉ tích lũy được từ đầu khóa học (gọi tắt là N) và số tín chỉ trung bình một năm học theo kế hoạch học tập chuẩn (gọi tắt là M), cụ thể như sau:
a) Trình độ năm thứ nhất: N < M;
b) Trình độ năm thứ hai: M ≤ N < 2M;
c) Trình độ năm thứ ba: 2M ≤ N < 3M;
d) Trình độ năm thứ tư: 3M ≤ N < 4M;
đ) Trình độ năm thứ năm: 4M ≤ N < 5M.

Hướng dẫn cách xếp loại học lực theo thang điểm hệ 4 và thang điểm hệ 10 theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo?

Hướng dẫn cách xếp loại học lực theo thang điểm hệ 4 và thang điểm hệ 10 theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT? (Hình từ internet)

Xử lý kết quả học tập theo tín chỉ và niên chế được quy định như thế nào?

Theo Điều 11 Chương III Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về xử lý kết quả học tập theo tín chỉ như sau:

1. Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên một số điều kiện như sau:
a) Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;
b) Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;
c) Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.
2. Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
a) Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;
b) Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
3. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:
a) Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập, giới hạn số lần hoặc mức cảnh báo học tập nhưng không vượt quá 2 lần cảnh báo liên tiếp;
b) Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập, buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;
c) Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học."

Theo Điều 12 Chương III Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về xử lý kết quả học tập theo niên chế như sau:

1. Cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả hai điều kiện sau:
a) Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi;
b) Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.
2. Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
a) Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;
b) Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;
c) Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
3. Sinh viên không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xếp lớp học cùng khoá sau để cải thiện kết quả học tập.
4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:
a) Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập tương tự quy định đối với đào tạo theo tín chỉ tại khoản 1 Điều 11 của Quy chế này;
b) Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập (nếu có), buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;
c) Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học."

Công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ như thế nào?

Theo Điều 13 Chương III Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ như sau:

1. Kết quả học tập của người học đã tích lũy từ một trình độ đào tạo khác, một ngành đào tạo hoặc một chương trình đào tạo khác, một khóa học khác hoặc từ một cơ sở đào tạo khác được cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi sang tín chỉ của những học phần trong chương trình đào tạo theo học.
2. Hội đồng chuyên môn của cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi tín chỉ trên cơ sở đối sánh chuẩn đầu ra, nội dung và khối lượng học tập, cách thức đánh giá học phần và các điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình theo các cấp độ:
a) Công nhận, chuyển đổi theo từng học phần;
b) Công nhận, chuyển đổi theo từng nhóm học phần;
c) Công nhận, chuyển đổi theo cả chương trình đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo công khai quy định việc công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ. Khối lượng tối đa được công nhận, chuyển đổi không vượt quá 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo; riêng đối với ngành đào tạo giáo viên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo."

Trên đây là hướng dẫn cách xếp loại học lực theo thang điểm hệ 4 và thang điểm hệ 10 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

185,684 lượt xem
Xếp loại học lực
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điểm tiếng anh được 6.4 các môn còn lại trên 6.5 thì được xếp loại học lực nào?
Pháp luật
Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh theo căn cứ nào? Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh được quy định ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn cách xếp loại học lực theo thang điểm hệ 4 và thang điểm hệ 10 theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT?
Pháp luật
Cách xếp loại học lực cấp 1, cấp 2, cấp 3 năm học 2023-2024 mà học sinh và giáo viên cần nắm rõ?
Pháp luật
Đánh giá, xếp loại học lực của học sinh THPT năm học 2023-2024 theo quy định mới nhất có bao nhiêu mức?
Pháp luật
Hướng dẫn xếp loại học sinh cấp 3 năm 2024? Đánh giá xếp loại học sinh THPT mới nhất năm học 2023-2024 ra sao?
Pháp luật
Học sinh trung học phổ thông muốn xếp loại học lực giỏi phải có đủ các tiêu chuẩn nào? Tiêu chuẩn để xếp loại hạnh kiểm tốt là gì?
Pháp luật
Năm 2023, cách xếp loại học lực tiểu học được thực hiện như thế nào? Có mấy loại học lực được đánh giá, xếp loại?
Pháp luật
Môn Giáo dục công dân hiện nay có còn được đánh giá bằng điểm số kết hợp với đánh giá bằng nhận xét hay không?
Pháp luật
Việc xếp loại học lực cho học sinh trung học phổ thông theo học kỳ được thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn nào? Học sinh để được lên lớp thì phải được xếp loại học lực từ mức nào trở lên?
Pháp luật
Xếp loại học lực Đại học năm 2023 gồm có bao nhiêu hạng? Sinh viên sẽ học chủ yếu bao nhiêu tín chỉ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xếp loại học lực

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xếp loại học lực

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào