Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo giá CIF? Công thức xác định giá tính thuế?
Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo giá CIF? Công thức xác định giá tính thuế?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC về giá tính thuế như sau:
Giá tính thuế
...
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Ví dụ 22: Đơn vị A sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt để trao đổi với cơ sở B lấy sắt thép, giá bán (chưa có thuế) là 400.000 đồng/chiếc. Giá tính thuế GTGT là 50 x 400.000 đồng = 20.000.000 đồng.
...
Theo đó, đối với hàng hóa nhập khẩu thì giá tính thuế giá trị gia tăng là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có).
Giá tính thuế giá trị gia tăng = giá nhập tại cửa khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có) + thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + thuế bảo vệ môi trường (nếu có)
Trong đó, giá nhập tại cửa khẩu là giá CIF (giá mua đã bao gồm cả chi phí vận tải, phí bảo hiểm).
Như vậy, công thức tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo giá CIF (Điều 6 Thông tư 219/2013/TT-BTC):
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu = [Giá CIF + thuế nhập khẩu (nếu có) + thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + thuế bảo vệ môi trường (nếu có)] x Thuế suất thuế giá trị gia tăng
Ngoài ra, trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế thuế giá trị gia tăng là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm. Cụ thể:
Giá tính thuế giá trị gia tăng = giá nhập khẩu + thuế nhập khẩu
Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo giá CIF? Công thức xác định giá tính thuế? (Hình từ Internet)
Có phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh khi xác định người nộp thuế giá trị gia tăng không?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC về người nộp thuế giá trị gia tăng:
Theo đó, người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
(1) Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
(2) Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
(3) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
(4) Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
(5) Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
(6) Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm nào?
Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ được quy định tại Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:
Thời điểm xác định thuế GTGT
...
4. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
6. Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?