Hướng dẫn áp dụng Biểu mẫu 44/KT về yêu cầu báo cáo và cung cấp hồ sơ, tài liệu trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân? Tải mẫu 44/KT ở đâu?
- Biểu mẫu 44/KT về yêu cầu báo cáo và cung cấp hồ sơ, tài liệu trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân có dạng ra sao?
- Hướng dẫn điền Mẫu số 44 Yêu cầu báo cáo và cung cấp hồ sơ, tài liệu của ngành Kiểm sát nhân dân như thế nào?
- Phạm vi sử dụng và yêu cầu sử dụng mẫu 44/KT về về yêu cầu báo cáo và cung cấp hồ sơ, tài liệu trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân ra sao?
- Quy định chung về tiếp công dân của ngành kiểm sát ra sao?
Biểu mẫu 44/KT về yêu cầu báo cáo và cung cấp hồ sơ, tài liệu trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân có dạng ra sao?
Căn cứ tại Công văn 2646/VKSTC-V12 năm 2023 có nêu rõ biểu mẫu 44/KT về yêu cầu báo cáo và cung cấp hồ sơ, tài liệu trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân có dạng như sau:
Tải mẫu 44/KT về về yêu cầu báo cáo và cung cấp hồ sơ, tài liệu trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân: tại đây
Hướng dẫn áp dụng Biểu mẫu 44/KT về yêu cầu báo cáo và cung cấp hồ sơ, tài liệu trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân? Tải mẫu 44/KT ở đâu?
Hướng dẫn điền Mẫu số 44 Yêu cầu báo cáo và cung cấp hồ sơ, tài liệu của ngành Kiểm sát nhân dân như thế nào?
Tại Công văn 2646/VKSTC-V12 năm 2023 có hướng dẫn điền Mẫu số 44 Yêu cầu báo cáo và cung cấp hồ sơ, tài liệu của ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
(1) - Ghi tên VKSND chủ quản trực tiếp;
(2) - Ghi tên VKSND ban hành văn bản;
(3) - Ghi ký hiệu đơn vị ban hành văn bản;
(4) - Ghi chức danh Thủ trưởng cơ quan mà VKSND yêu cầu;
(5) - Ghi họ, tên, địa chỉ người khiếu nại và cơ quan, đơn vị chuyển đơn;
(6) - Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại;
(7) - Ghi căn cứ Điều của Quy chế tương ứng được áp dụng để yêu cầu báo cáo và cung cấp hồ sơ, tài liệu.
(8) - Ghi thời hạn phù hợp để có thể thực hiện được (thông thường 15 ngày).
(9) - Nếu Phó Viện trưởng ký thay Viện trưởng thì ghi như sau:
Phạm vi sử dụng và yêu cầu sử dụng mẫu 44/KT về về yêu cầu báo cáo và cung cấp hồ sơ, tài liệu trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân ra sao?
Tại Công văn 2646/VKSTC-V12 năm 2023 có hướng dẫn phạm vi sử dụng và yêu cầu sử dụng mẫu 44/KT về về yêu cầu báo cáo và cung cấp hồ sơ, tài liệu trong hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
Phạm vi sử dụng:
Mẫu này được sử dụng chung cho công tác kiểm sát, giải quyết và kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của VKSND.
- Đối với công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thì mẫu này được sử dụng khi VKSND nhận được đơn khiếu nại (tố cáo) của công dân về 01 vụ việc cụ thể, khi có căn cứ cho rằng, việc giải quyết khiếu nại (tố cáo) đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật thuộc thẩm quyền thì mẫu này sử dụng khi công dân có đơn gửi VKSND khiếu nại văn bản của cơ quan tư pháp hữu quan thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình hoặc đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật thuộc thẩm quyền (trong trường hợp này bỏ căn cứ Điều 30 Luật tổ chức VKSND 2014).
Yêu cầu:
Trước khi ban hành văn bản yêu cầu báo cáo và cung cấp hồ sơ, tài liệu VKSND phải xác định:
- Nếu để kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thì phải có dấu hiệu vi phạm của cơ quan được yêu cầu;
- Nếu để giải quyết thì phải xác định được căn cứ quy định thẩm quyền giải quyết của VKSND.
- Nếu để kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật thì đơn của công dân phải đủ điều kiện kiểm tra theo Điều 13 Quy chế về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016.
Quy định chung về tiếp công dân của ngành kiểm sát ra sao?
Tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 có đề cập đến quy định chung khi tiếp công dân của ngành kiểm sát như sau:
- Việc tiếp công dân của Viện kiểm sát các cấp phải tuân thủ các quy định của Luật tiếp công dân, các quy định khác của pháp luật có liên quan và Quy chế này.
- Nơi tiếp công dân của Viện kiểm sát bao gồm địa điểm tiếp công dân tại trụ sở Viện kiểm sát và nơi làm việc khác do Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp công dân quy định và phải được thông báo công khai hoặc thông báo trước cho người được tiếp.
- Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp có trách nhiệm:
+ Bố trí địa điểm tiếp công dân ở vị trí thuận tiện, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Địa điểm tiếp công dân phải có biển hiệu, niêm yết nội quy và lịch tiếp công dân.
+ Phân công người tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
- Người tiếp công dân không được hứa hẹn hoặc thông báo cho công dân nội dung, kết quả giải quyết chưa được kết luận chính thức bằng văn bản.
- Người tiếp công dân phải mặc trang phục Ngành đúng quy định; việc tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo và tài liệu, chứng cứ liên quan phải cấp giấy biên nhận.
- Từ chối tiếp công dân trong các trường hợp quy định tại Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013 và quy định của Ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?