Huấn luyện viên chuyên nghiệp cản trở không cho vận động viên tham gia giải bơi lội sẽ bị phạt như thế nào?
- Huấn luyện viên cản trở không cho vận động viên tham gia giải bơi lội sẽ bị phạt như thế nào?
- Để trở thành huấn luyện viên chuyên nghiệp thì chỉ cần có bằng đại học thể dục thể thao có đúng không?
- Nội dung chương trình tập huấn chuyên môn thể thao đối với huấn luyện huấn luyện viên chuyên nghiệp bao gồm những gì?
Huấn luyện viên cản trở không cho vận động viên tham gia giải bơi lội sẽ bị phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 46/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định khác trong hoạt động thể thao như sau:
Vi phạm quy định khác trong hoạt động thể thao
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cố ý cản trở hoạt động thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động thể thao để xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động thể thao gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động thể thao gây thiệt hại đến sức khỏe.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2,3, 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, huấn luyện viên có hành vi cản trở không cho vận động viên tham gia giải bơi lội có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm.
Huấn luyện viên cản trở không cho vận động viên tham gia giải bơi lội sẽ bị phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Để trở thành huấn luyện viên chuyên nghiệp thì chỉ cần có bằng đại học thể dục thể thao có đúng không?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 36/2019/NĐ-CP quy định về huấn luyện viên chuyên nghiệp cụ thể như sau:
Theo đó, huấn luyện viên chuyên nghiệp phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Có bằng tốt nghiệp đại học thể dục thể thao chuyên ngành phù hợp với hoạt động của môn thể thao chuyên nghiệp và hoàn thành chương trình đào tạo huấn luyện viên chuyên nghiệp của liên đoàn thể thao quốc gia.
- Có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp do liên đoàn thể thao châu lục hoặc thế giới của môn thể thao chuyên nghiệp cấp.
- Có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp của nước ngoài được liên đoàn thể thao châu lục hoặc thế giới của môn thể thao chuyên nghiệp công nhận.
Như vậy, để trở thành huấn luyện viên chuyên nghiệp bắt buộc phải có bằng bằng tốt nghiệp đại học thể dục thể thao chuyên ngành phù hợp. Ngoài ra, còn phải hoàn thành chương trình đào tạo huấn luyện viên chuyên nghiệp của liên đoàn thể thao quốc gia.
Nội dung chương trình tập huấn chuyên môn thể thao đối với huấn luyện huấn luyện viên chuyên nghiệp bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 07/2021/TT-BVHTTDL quy định về nội dung chương trình tập huấn chuyên môn thể thao đối với huấn luyện huấn luyện viên chuyên nghiệp như sau:
Nội dung, chương trình tập huấn chuyên môn thể thao
1. Nội dung tập huấn chuyên môn thể thao bao gồm:
a) Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Thể dục thể thao; kiến thức cơ bản của pháp luật có liên quan đến môn thể thao tập huấn;
b) Các nguyên tắc huấn luyện thể thao;
c) Các kỹ thuật cơ bản của môn thể thao;
d) Luật thi đấu, các phương pháp huấn luyện và tổ chức thi đấu của môn thể thao;
đ) Những kiến thức cơ bản về bảo đảm an toàn, vệ sinh, chăm sóc y tế, dinh dưỡng cho người tham gia tập luyện môn thể thao;
e) Phương pháp cứu hộ (đối với các hoạt động thể thao dưới nước, hoạt động thể thao mạo hiểm);
g) Các nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả tập huấn.
2. Chương trình tập huấn:
a) Tổng cục Thể dục thể thao xây dựng chương trình tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện của từng môn thể thao và yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với giảng viên trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.
b) Căn cứ chương trình tập huấn chuyên môn đã được ban hành, cơ quan, đơn vị tổ chức tập huấn xây dựng tài liệu tập huấn. Tài liệu tập huấn phải được bổ sung, cập nhật thường xuyên để bảo đảm phù hợp quy định và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
c) Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc xây dựng tài liệu của các lớp tập huấn.
Theo đó huấn luyện huấn luyện viên chuyên nghiệp thì cần tập huấn các nội dung về chuyên môn thể thao bao gồm:
- Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Thể dục thể thao; kiến thức cơ bản của pháp luật có liên quan đến môn thể thao tập huấn;
- Các nguyên tắc huấn luyện thể thao;
- Các kỹ thuật cơ bản của môn thể thao;
- Luật thi đấu, các phương pháp huấn luyện và tổ chức thi đấu của môn thể thao;
- Những kiến thức cơ bản về bảo đảm an toàn, vệ sinh, chăm sóc y tế, dinh dưỡng cho người tham gia tập luyện môn thể thao;
- Phương pháp cứu hộ (đối với các hoạt động thể thao dưới nước, hoạt động thể thao mạo hiểm);
- Các nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả tập huấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?