Hợp tác xã ngừng cho vay nội bộ khi dư nợ quá hạn bao nhiêu? Khoản cho vay nội bộ bị thất thoát cần thực hiện những gì?
Hợp tác xã ngừng cho vay nội bộ khi dư nợ quá hạn bao nhiêu trong tổng dư nợ?
Căn cứ theo điểm a khoản 11 Điều 19 Nghị định 113/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Hoạt động cho vay nội bộ trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
11. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ trong các trường hợp sau:
a) Khi có nợ quá hạn vượt quá 5% tổng dư nợ, thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải ngừng cho vay nội bộ để có biện pháp thu hồi nợ vay quá hạn. Khi tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% thì tiếp tục hoạt động cho vay nội bộ;
b) Trong quá trình thực hiện cho vay nội bộ, nếu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải ngừng cho vay nội bộ cho đến khi đáp ứng đủ các điều kiện mới được tiếp tục hoạt động;
c) Hợp đồng cho vay nội bộ đã được ký trước ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ, thì các bên tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng nhưng không được gia hạn hợp đồng.
12. Kết thúc năm tài chính, Hội đồng quản trị trình Đại hội thành viên phương án xử lý những khoản nợ vay mà thành viên không có khả năng trả được theo quy định về biện pháp xử lý rủi ro đã được Đại hội thành viên thông qua.
Theo đó, nếu khi có nợ quá hạn vượt quá 5% tổng dư nợ thì hợp tác xã cần phải ngừng cho vay nội bộ để có biện pháp thu hồi nợ vay quá hạn.
Khi tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% thì tiếp tục hoạt động cho vay nội bộ;
Hợp tác xã ngừng cho vay nội bộ khi dư nợ quá hạn bao nhiêu? Khoản cho vay nội bộ bị thất thoát cần thực hiện những gì? (Hình từ Internet)
Khi khoản cho vay nội bộ bị thất thoát thì hợp tác xã cần thực hiện những gì?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 19 Nghị định 113/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Hoạt động cho vay nội bộ trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
6. Việc cho thành viên vay vốn có bảo đảm bằng tài sản hoặc không phải bảo đảm bằng tài sản và biện pháp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ do Hội đồng quản trị trình Đại hội thành viên quyết định tùy theo mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn vay và mức vay, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự.
Biện pháp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ (nếu có) phải được ghi vào hợp đồng cho vay nội bộ.
7. Trường hợp thành viên vay vốn chưa có khả năng trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn thì gửi giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho Hội đồng quản trị trước thời hạn trả nợ ít nhất 07 ngày. Hội đồng quản trị xem xét cho điều chỉnh hoặc gia hạn nợ với thời hạn tối đa bằng 12 tháng tính từ thời điểm kết thúc thời hạn cho vay.
8. Trường hợp khoản vay không được gia hạn nợ thì Hội đồng quản trị chuyển số dư khoản vay đó sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất nợ vay quá hạn như đã thoả thuận trong hợp đồng cho vay nội bộ; đồng thời hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tiến hành các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo thỏa thuận tại hợp đồng cho vay nội bộ.
9. Khi khoản cho vay nội bộ bị thất thoát thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ghi nhận giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm (nếu có) vào chi phí trong kỳ phát sinh, đồng thời ghi giảm giá trị khoản cho vay nội bộ.
...
Theo đó, khi khoản cho vay nội bộ bị thất thoát thì hợp tác xã được ghi nhận giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm (nếu có) vào chi phí trong kỳ phát sinh, đồng thời ghi giảm giá trị khoản cho vay nội bộ.
Hợp tác xã có được tăng giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động không?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 9 Luật Hợp tác xã 2023 có quy định như sau:
Quyền của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
5. Cung cấp sản phẩm, dịch vụ ra bên ngoài sau khi hoàn thành nghĩa vụ và bảo đảm lợi ích của thành viên theo quy định của Điều lệ hoặc pháp luật có liên quan.
6. Cung cấp dịch vụ, tổ chức hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa vì mục tiêu chăm lo đời sống của thành viên, cộng đồng và phát triển bền vững.
7. Tham gia thực hiện chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư
8. Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên theo quy định của pháp luật về hợp tác xã.
9. Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động.
10. Huy động vốn theo quy định của pháp luật.
11. Cho vay nội bộ theo quy định của Luật này.
...
Theo đó, hợp tác xã sẽ có quyền được tăng giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình ngầm là gì? Các quy hoạch được sử dụng làm căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng công trình ngầm?
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân xác định theo phương thức nào? Quỹ được xếp loại A khi nào?
- Tài khoản kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu là gì? Danh mục tài khoản kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu được quy định thế nào?
- Nhà đầu tư có được sử dụng một công ty điều hành để quản lý nhiều dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Chương trình tài liệu bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước gồm những loại nào? Tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu thế nào?