Hợp tác xã được thành lập văn phòng đại diện không? Nếu có thì văn phòng đại diện của hợp tác xã có nhiệm vụ gì?
Hợp tác xã được thành lập văn phòng đại diện không?
Căn cứ theo Điều 55 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; thông báo địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền thành lập một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính ở trong nước theo trình tự sau đây:
a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đặt chi nhánh, văn phòng đại diện;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Như vậy, hợp tác xã được thành lập một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính ở trong nước theo trình tự sau đây:
- Hợp tác xã gửi hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng đại diện đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi hợp tác xã đặt văn phòng đại diện;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hợp tác xã được thành lập văn phòng đại diện không? (hình từ internet)
Văn phòng đại diện của hợp tác xã có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Điều 53 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Như vậy, văn phòng đại diện của hợp tác xã có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của hợp tác xã.
Lưu ý: Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của hợp tác xã.
Hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng đại diện trong nước của hợp tác xã gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 92/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo địa điểm kinh doanh
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
b) Bản sao hoặc bản chính biên bản họp Hội đồng quản trị (đối với tổ chức quản trị đầy đủ) hoặc Đại hội thành viên (đối với tổ chức quản trị rút gọn) về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
c) Bản sao hoặc bản chính quyết định của Hội đồng quản trị (đối với tổ chức quản trị đầy đủ) hoặc nghị quyết của Đại hội thành viên (đối với tổ chức quản trị rút gọn) về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
...
Như vậy, hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng đại diện trong nước của hợp tác xã gồm:
- Thông báo thành lập văn phòng đại diện;
- Bản sao hoặc bản chính biên bản họp Hội đồng quản trị (đối với tổ chức quản trị đầy đủ) hoặc Đại hội thành viên (đối với tổ chức quản trị rút gọn) về việc thành lập văn phòng đại diện;
- Bản sao hoặc bản chính quyết định của Hội đồng quản trị (đối với tổ chức quản trị đầy đủ) hoặc nghị quyết của Đại hội thành viên (đối với tổ chức quản trị rút gọn) về việc thành lập văn phòng đại diện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?
- Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4?
- Trình tự, thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo Thông tư 46 như thế nào?
- Mẫu bảng chấm công sản xuất trong các doanh nghiệp bằng Excel mới nhất? Doanh nghiệp có được tự thiết kế bảng chấm công không?