Hợp tác xã cung cấp những sản phẩm, dịch vụ nào cho thành viên hợp tác xã? Hợp tác xã có được phép cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng không phải thành viên không?
Hợp tác xã có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
* Quyền của hợp tác xã được quy định tại Điều 8 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:
- Thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình.
- Quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động.
- Tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề đã đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã thành viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; huy động vốn và hoạt động tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật.
- Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Quản lý, sử dụng, xử lý vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Tham gia các tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Khiếu nại hoặc thông qua người đại diện tố cáo các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xử lý thành viên, hợp tác xã thành viên vi phạm điều lệ và giải quyết tranh chấp nội bộ.
* Nghĩa vụ của hợp tác xã được thực hiện theo Điều 9 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:
- Thực hiện các quy định của điều lệ.
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của Luật này.
- Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký.
- Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên.
- Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê.
- Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.
- Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Chính phủ.
- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật.
Hợp tác xã cung cấp những sản phẩm, dịch vụ nào cho thành viên hợp tác xã?
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã cho thành viên như sau:
Sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã cho thành viên hợp tác xã là sản phẩm, dịch vụ do hợp tác xã cung ứng cho thành viên theo hợp đồng dịch vụ thông qua một hoặc một số hoạt động sau đây:
- Mua chung sản phẩm, dịch vụ từ thị trường để phục vụ cho thành viên;
- Bán chung sản phẩm, dịch vụ của thành viên ra thị trường;
- Mua sản phẩm, dịch vụ của thành viên để bán ra thị trường;
- Mua sản phẩm, dịch vụ từ thị trường để bán cho thành viên;
- Chế biến sản phẩm của thành viên, hợp tác xã thành viên;
- Cung ứng phương tiện, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ thành viên;
- Tín dụng cho thành viên;
- Tạo việc làm cho thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm;
- Các hoạt động khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
Trong đó, hợp đồng dịch vụ được quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2012 là thỏa thuận giữa hợp tác xã với thành viên hợp tác xã về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên.
Hợp tác xã có được phép cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng không phải thành viên không?
Hợp tác xã có được phép cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng không phải thành viên không?
Việc cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng không phải thành viên hợp tác xã được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 193/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 107/2017/NĐ-CP) như sau:
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã thành viên và cho khách hàng không phải thành viên nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên cho khách hàng không phải thành viên do điều lệ hợp tác xã quy định cụ thể nhưng không vượt quá mức quy định sau đây:
+ Không quá 50% tổng giá trị cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.
+ Đối với trường hợp hợp tác xã tạo việc làm, tiền lương trả cho người lao động không phải là thành viên với hợp đồng lao động không xác định thời hạn không quá 30% tổng tiền lương của hợp tác xã chi trả cho tất cả người lao động trong hợp tác xã với hợp đồng không xác định thời hạn.
- Việc nhận tiền gửi và cấp tín dụng đối với khách hàng không phải là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
- Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập sau khi Luật hợp tác xã có hiệu lực thi hành, tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hoặc việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên cho khách hàng không phải thành viên phải bảo đảm theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
- Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập trước khi Luật hợp tác xã có hiệu lực thi hành:
+ Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã bảo đảm tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên và cho khách hàng không phải thành viên theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này thì tiếp tục hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã;
+ Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chưa bảo đảm tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên và cho khách hàng không phải thành viên theo quy định tại khoản 2, Khoản 3 Điều này thì phải tổ chức lại hoạt động để bảo đảm tỷ lệ được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 hoặc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, việc làm đó.
Căn cứ quy định trên, ta thấy hợp tác xã được phép cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng không phải thành viên hợp tác xã tuy nhiên phải đảm bảo giới hạn quy định, theo đó, đối với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp phải đáp ứng tỷ lệ cung ứng là không quá 50% tổng giá trị cung ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thư chúc Tết Âm lịch 2025 khách hàng hay và ý nghĩa? Tổng hợp mẫu thư chúc Tết khách hàng 2025?
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng được chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?
- Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng của dự án trong trường hợp nào? Được xác định như thế nào theo Thông tư 11?
- Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là ai? Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng điều kiện gì?
- Giám sát trưởng của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng 3 phải có chứng chỉ hành nghề hạng mấy?