Hợp tác xã có số lượng 500 thành viên có được xem là hợp tác xã quy mô vừa hay không? Việc phân loại hợp tác xã được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Hợp tác xã có số lượng 500 thành viên có được xem là hợp tác xã quy mô vừa hay không?
Việc phân loại hợp tác xã theo quy mô thành viên được quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT như sau:
"Điều 4. Phân loại hợp tác xã theo quy mô thành viên
Căn cứ theo số lượng thành viên, hợp tác xã được phân loại thành:
1. Hợp tác xã quy mô thành viên siêu nhỏ là hợp tác xã có dưới 50 thành viên;
2. Hợp tác xã quy mô thành viên nhỏ là hợp tác xã có từ 50 đến 300 thành viên;
3. Hợp tác xã quy mô thành viên vừa là hợp tác xã có từ trên 300 đến 1.000 thành viên;
4. Hợp tác xã quy mô thành viên lớn là hợp tác xã có từ trên 1.000 thành viên trở lên;"
Căn cứ theo quy định trên thì hợp tác xã quy mô thành viên vừa là hợp tác xã có từ trên 300 đến 1.000 thành viên. Xét hợp tác xã anh có khoảng 500 thành viên thì thuộc hợp tác xã quy mô thành viên vừa.
Hợp tác xã có số lượng thành viên là 500 có được xem là hợp tác xã quy mô vừa hay không?
Việc phân loại hợp tác xã được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT, nguyên tắc phân loại và đánh giá hợp tác xã được quy định như sau:
"Điều 2. Nguyên tắc phân loại và đánh giá hợp tác xã
1. Thể hiện đúng bản chất của hợp tác xã quy định tại Luật Hợp tác xã;
2. Phù hợp với đặc thù của ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh; Phản ánh đúng hoạt động chính của hợp tác xã đang hoạt động;
3. Tiêu chí cụ thể, rõ ràng."
Theo đó, ngoài phân loại dựa trên quy mô thành viên, hợp tác xã còn được phân loại dựa trên những tiêu chí sau đây:
(1) Phân loại hợp tác xã theo sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho thành viên: quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT
"Căn cứ theo sản phẩm, dịch vụ hợp tác xã cung ứng cho thành viên, hợp tác xã được phân loại thành:
1. Hợp tác xã phục vụ sản xuất là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra cho thành viên nhằm phục vụ hoạt động kinh tế của thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
2. Hợp tác xã phục vụ tiêu dùng là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là khách hàng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
3. Hợp tác xã tạo việc làm là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu tạo việc làm cho thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là người lao động trong hợp tác xã.
4. Hợp tác xã hỗn hợp là hợp tác xã hoạt động nhằm từ hai mục tiêu nêu trên trở lên."
(2) Phân loại hợp tác xã theo quy mô tổng nguồn vốn: quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT
"Căn cứ theo tổng nguồn vốn, hợp tác xã được phân loại thành:
1. Hợp tác xã quy mô vốn siêu nhỏ là hợp tác xã có tổng nguồn vốn dưới 1 tỷ đồng;
2. Hợp tác xã quy mô vốn nhỏ là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng;
3. Hợp tác xã quy mô vốn vừa là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 5 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng;
4. Hợp tác xã quy mô vốn lớn là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 50 tỷ đồng trở lên."
(3) Phân loại hợp tác xã theo ngành nghề: quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT
"Căn cứ theo ngành, nghề đăng ký kinh doanh, hợp tác xã được phân loại theo các nhóm ngành kinh tế cấp 1 quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam."
Tên của hợp tác xã có thể đặt bằng tiếng nước ngoài không?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 193/2013/NĐ-CP, tên hợp tác xã cần thỏa mãn các điều kiện sau:
"Điều 7. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được viết bằng tiếng Việt hoặc ký tự La - tinh trừ ký tự đặc biệt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu và được bắt đầu bằng cụm từ “hợp tác xã” hoặc “liên hiệp hợp tác xã” sau đó là tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh hay ký hiệu phụ trợ khác để cấu thành tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát hành.
4. Cơ quan đăng ký hợp tác xã có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nếu tên đó không phù hợp với quy định tại Điều 8 Nghị định này.
5. Cơ quan đăng ký hợp tác xã có trách nhiệm công khai tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký; các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đăng ký trước khi Nghị định này có hiệu lực có tên gây nhầm lẫn thì cơ quan đăng ký hợp tác xã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tương tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên hoặc bổ sung tên địa danh để làm yếu tố phân biệt tên."
Như vậy, tên của hợp tác xã không thể được đặt bằng tiếng nước ngoài mà phải là tiếng Việt hoặc ký tự La - tinh trừ ký tự đặc biệt, đồng thời đáp ứng các điều kiện còn lại nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?