Hợp tác xã có phải thực hiện thủ tục giải thể bắt buộc theo quyết định của Tòa án đưa ra không?
- Hợp tác xã có phải thực hiện thủ tục giải thể bắt buộc theo quyết định của Tòa án đưa ra không?
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cần phải thông báo tình trạng hợp tác xã đang giải thể cho cơ quan nào?
- Khi có quyết định giải thể của Tòa án, thành viên của hợp tác xã có được huy động vốn dưới mọi hình thức không?
Hợp tác xã có phải thực hiện thủ tục giải thể bắt buộc theo quyết định của Tòa án đưa ra không?
Hợp tác xã có phải thực hiện thủ tục giải thể bắt buộc theo quyết định của Tòa án đưa ra không, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 97 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
Các trường hợp giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện thủ tục giải thể theo một trong hai trường hợp sau đây:
a) Giải thể tự nguyện theo nghị quyết Đại hội thành viên;
b) Giải thể bắt buộc theo quyết định của Toà án hoặc khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, trừ trường hợp luật khác có quy định khác.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và người giữ chức danh có liên quan trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về giải thể tại Luật này.
Theo đó, hợp tác xã sẽ phải giải thể bắt buộc theo quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp luật khác có quy định khác.
Hợp tác xã có phải thực hiện thủ tục giải thể bắt buộc theo quyết định của Tòa án đưa ra không? (Hình từ Internet)
Cơ quan đăng ký kinh doanh cần phải thông báo tình trạng hợp tác xã đang giải thể cho cơ quan nào?
Cơ quan đăng ký kinh doanh cần phải thông báo tình trạng hợp tác xã đang giải thể cho cơ quan nào, căn cứ theo khoản 1 Điều 99 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
Giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đang làm thủ tục giải thể cho Ủy ban nhân dân nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã và trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan đăng ký kinh doanh đồng thời với việc ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 và 6 Điều 98 của Luật này. Khi gửi nghị quyết giải thể theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 98 của Luật này phải gửi kèm theo bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
...
Theo đó, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng hợp tác xã đang làm thủ tục giải thể cho Ủy ban nhân dân nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã và trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan đăng ký kinh doanh đồng thời với việc ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Ngoài ra, cơ quan đăng ký kinh doanh phải kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi có quyết định giải thể của Tòa án, thành viên của hợp tác xã có được huy động vốn dưới mọi hình thức không?
Khi giải thể hợp tác xã có được huy động vốn dưới mọi hình thức hay không, căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 100 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
Các hành vi bị cấm khi giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Kể từ khi có nghị quyết giải thể, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc quyết định giải thể của Tòa án, người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên khác của Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
b) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
c) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
đ) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
e) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
g) Huy động vốn dưới mọi hình thức.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì khi có quyết định giải thể của Tòa án thì thành viên của hợp tác xã không được huy động vốn dưới mọi hình thức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?