Hợp tác xã có được sử dụng nguồn vốn thuộc tài sản không chia của hợp tác xã để thành lập doanh nghiệp không?
Tài sản của hợp tác xã được quy định như thế nào?
Theo Điều 48 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về tài sản của hợp tác xã như sau:
- Tài sản của hợp tác xã được hình thành từ nguồn sau đây:
+ Vốn góp của thành viên;
+ Vốn huy động của thành viên và vốn huy động khác;
+ Vốn, tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của hợp tác xã;
+ Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và khoản được tặng, cho khác.
- Tài sản không chia của hợp tác xã bao gồm:
+ Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
+ Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là tài sản không chia;
+ Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
+ Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
- Việc quản lý, sử dụng tài sản của hợp tác xã được thực hiện theo quy định của điều lệ, quy chế quản lý tài chính của hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên và các quy định của pháp luật có liên quan.
Tài sản không chia của hợp tác xã
Hợp tác xã có được dùng nguồn vốn thuộc tài sản không chia để góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp không?
Căn cứ Điều 20 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã như sau:
- Việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã phải bảo đảm các quy định sau đây:
+ Được đại hội thành viên quyết định, thông qua;
+ Việc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp chỉ thực hiện đối với những ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề của hợp tác xã;
+ Không được sử dụng các nguồn vốn thuộc tài sản không chia của hợp tác xã để góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp;
+ Tổng mức đầu tư của việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp không được vượt quá 50% vốn điều lệ của hợp tác xã được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất;
+ Hoạt động kinh doanh có lãi từ ít nhất 02 năm liên tiếp gần nhất.
- Thông báo về việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã được quy định tại Điều 14 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp thì hợp tác xã phải thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 đến cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.
Kèm theo thông báo phải có nghị quyết của đại hội thành viên về việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã.
- Khi nhận thông báo, cơ quan đăng ký hợp tác xã trao giấy biên nhận và bổ sung vào hồ sơ đăng ký của hợp tác xã.
Theo quy định, việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã phải đảm bảo các điều kiện và theo thủ tục pháp luật quy định. Trong đó, một trong những điều kiện hợp tác xã phải đáp ứng để thực hiện hoạt động này là hợp tác xã không được sử dụng các nguồn vốn thuộc tài sản không chia của hợp tác xã để góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp.
Hợp tác xã giải thể thì xử lý tài sản không chia như thế nào?
Việc xử lý tài sản không chia trong trường hợp hợp tác xã giải thể được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định 193/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 107/2017/NĐ-CP) như sau:
- Tài sản không chia của hợp tác xã quy định tại Khoản 2 Điều 48 Luật Hợp tác 2012 khi hợp tác xã xã giải thể, phá sản được xử lý như sau:
+ Phần giá trị tài sản được hình thành từ khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước thì chuyển vào ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã;
+ Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được Điều lệ quy định là tài sản không chia khi chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã thì đại hội thành viên quyết định phương án xử lý thích hợp;
+ Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi hợp tác xã chấm dứt hoạt động; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia khi hợp tác xã chấm dứt hoạt động thì đại hội thành viên quyết định chuyển giao cho chính quyền địa phương hoặc một tổ chức khác (ưu tiên bàn giao lại cho các hợp tác xã khác) nằm trên địa bàn nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư tại địa bàn.
+ Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai.
- Trường hợp giải thể, phá sản mà vốn, tài sản của hợp tác xã không đủ để thanh toán các khoản nợ thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sử dụng tài sản không chia theo thứ tự sau đây để thanh toán các khoản nợ:
+ Khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia;
+ Phần trích từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
+ Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn xử lý tài sản (bao gồm cả thanh lý tài sản) hình thành từ nhiều nguồn vốn (vốn hỗ trợ, trợ cấp của nhà nước, từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm, vốn góp của các thành viên hợp tác xã...) khi hợp tác xã giải thể, phá sản.
Như vậy, tài sản của hợp tác xã được hình thành từ các nguồn quy định tại Điều 48 Luật Hợp tác xã 2012. Đối với nguồn vốn thuộc tài sản không chia của hợp tác xã, hợp tác xã không được phép dùng các nguồn vốn này để góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp. Trường hợp hợp tác xã giải thể thì tài sản không chia được xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?