Hợp tác quốc tế về hải quan có phải là nội dung quản lý nhà nước về hải quan theo quy định pháp luật?
Nội dung quản lý nhà nước về hải quan có bao gồm hợp tác quốc tế về hải quan không?
Căn cứ quy định tại Điều 99 Luật Hải quan 2014 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 24 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về hải quan
Nội dung quản lý nhà nước về hải quan bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hải quan;
3. Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật về hải quan;
4. Quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan;
5. Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan;
6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại;
7. Thống kê nhà nước về hải quan;
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan;
9. Hợp tác quốc tế về hải quan.
Như vậy, nội dung quản lý nhà nước về hải quan bao gồm hợp tác quốc tế về hải quan.
Hợp tác quốc tế về hải quan có phải là nội dung quản lý nhà nước về hải quan theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan được quy định như thế nào?
Hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan được quy định tại Điều 6 Luật Hải quan 2014, cụ thể như sau:
(1) Hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan bao gồm:
- Đàm phán, ký, tổ chức thực hiện điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về hải quan;
- Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với Hải quan các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan;
- Cử công chức hải quan Việt Nam ra nước ngoài và tiếp nhận công chức hải quan nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế đã ký kết;
- Thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của Nhà nước Việt Nam tại Tổ chức Hải quan thế giới, các tổ chức quốc tế có liên quan về hải quan, các nước và vùng lãnh thổ.
(2) Hải quan Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các hoạt động nêu tại khoản (1) theo quy định của pháp luật.
Phạm vi trách nhiệm phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được quy định ra sao?
Phạm vi trách nhiệm phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được quy định tại Điều 88 Luật Hải quan 2014, cụ thể như sau:
(1) Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
+ Trường hợp hàng hóa, phương tiện vận tải chưa đưa ra khỏi phạm vi địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó báo ngay cho cơ quan hải quan để kiểm tra, xử lý.
+ Trường hợp có căn cứ xác định hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới, phương tiện vận tải chở hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đang di chuyển từ địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan thì cơ quan hải quan tiếp tục truy đuổi, thông báo cho cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường trên địa bàn để phối hợp, đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật. Việc dừng, truy đuổi phương tiện vận tải nước ngoài đang đi trong vùng biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật biển Việt Nam.
(2) Trường hợp hàng hóa, phương tiện vận tải đã đưa ra ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan nhà nước hữu quan có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì theo thẩm quyền, cơ quan đó thực hiện việc kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật; cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
(3) Đối với hàng hóa chịu sự giám sát hải quan đang vận chuyển trên các tuyến đường, cơ quan hải quan có trách nhiệm giám sát bằng các biện pháp nghiệp vụ hải quan; khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
(4) Tại vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, cơ quan hải quan thực hiện, phối hợp thực hiện tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn ngừa hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; thực hiện các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong vùng nội thủy, lãnh hải phù hợp với quy định của Luật biển Việt Nam.
(5) Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo phối hợp hoạt động của cơ quan hải quan và các cơ quan nhà nước hữu quan khác tại địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
(6) Chính phủ quy định chi tiết biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan với cơ quan hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng theo Nghị định 175? Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng?
- Yêu cầu chung về quản lý xả nước thải sau xử lý ra môi trường là gì? Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
- Ô tô chạy quá tốc độ 10 đến 20km/h bị phạt bao nhiêu 2025? Lỗi ô tô chạy quá tốc độ 10 đến 20km/h bị trừ bao nhiêu điểm?
- Danh mục công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn lợi ích cộng đồng mới nhất theo Nghị định 175 gồm công trình nào?
- Bỏ công an cấp huyện thì Hệ thống tổ chức Công an nhân dân ra sao? Thẩm quyền quy định về tổ chức bộ máy trong Công an nhân dân?