Hợp đồng vận tải hành lý bằng đường sắt là gì? Giá vận tải hành lý bằng đường sắt do ai quyết định?
Hợp đồng vận tải hành lý bằng đường sắt là gì?
Căn cứ vào Điều 54 Luật Đường sắt 2017 quy định về hợp đồng vận tải hành lý bằng đường sắt như sau:
Hợp đồng vận tải hành khách, hành lý
1. Hợp đồng vận tải hành khách, hành lý là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt với hành khách về vận chuyển hành khách, hành lý, theo đó doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt nhận vận chuyển hành khách, hành lý từ nơi đi đến nơi đến. Hợp đồng vận tải hành khách, hành lý xác định quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên và được lập thành văn bản hoặc hình thức khác mà hai bên thỏa thuận.
2. Vé hành khách là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận tải hành khách. Vé hành khách do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách phát hành theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hợp đồng vận tải hành lý bằng đường sắt là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt với hành khách về vận chuyển hành lý, theo đó doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt nhận vận chuyển hành lý từ nơi đi đến nơi đến.
Hợp đồng vận tải hành lý xác định quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên và được lập thành văn bản hoặc hình thức khác mà hai bên thỏa thuận.
Hợp đồng vận tải hành lý bằng đường sắt là gì? (Hình từ Internet)
Giá vận tải hành lý bằng đường sắt do ai quyết định?
Căn cứ vào Điều 56 Luật Đường sắt 2017 quy định về giá vận tải hành lý bằng đường sắt như sau:
Giá vận tải đường sắt
1. Giá vận tải hành khách, hành lý, hàng hoá trên đường sắt quốc gia do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt quyết định; giá vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; giá vận tải trên đường sắt chuyên dùng do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng quyết định.
2. Giá vận tải đường sắt phải được niêm yết tại ga đường sắt và công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trước thời điểm áp dụng.
3. Giá vận tải hàng siêu trường, siêu trọng do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và người thuê vận tải thỏa thuận.
4. Chính phủ quy định việc miễn, giảm giá vận tải hành khách cho đối tượng chính sách xã hội.
Như vậy, giá vận tải hành lý trên đường sắt quốc gia do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt quyết định; giá vận tải hành lý trên đường sắt đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; giá vận tải trên đường sắt chuyên dùng do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng quyết định.
Giá vận tải đường sắt phải được niêm yết tại ga đường sắt và công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trước thời điểm áp dụng.
Doanh nghiệp vận tải được từ chối vận chuyển hành lý ký gửi bằng đường sắt đã có vé trong các trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 32 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về quyền của doanh nghiệp vận tải đường sắt như sau:
Quyền của doanh nghiệp
1. Yêu cầu người đi tàu, hành khách, người gửi hành lý ký gửi mua vé bổ sung khi không có vé hoặc vé không hợp lệ.
2. Được quyền từ chối, đình chỉ vận chuyển hành khách, hành lý ký gửi đã có vé trong các trường hợp sau đây:
a) Người đi tàu, hành khách, người gửi hành lý ký gửi không thực hiện yêu cầu mua vé bổ sung theo quy định tại khoản 1 của Điều này;
b) Hành khách đi tàu không chấp hành các quy định tại Thông tư này, nội quy đi tàu và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Trẻ em từ đủ 10 tuổi trở xuống (nếu không xác định được tuổi thì có chiều cao dưới 1,32 m) mà không có người lớn đi kèm;
d) Người say rượu, người mất trí, người có bệnh truyền nhiễm, người có bệnh tật mà bác sỹ chỉ định không di chuyển hoặc xét thấy có thể nguy hiểm đến bản thân người đó khi đi tàu (trừ trường hợp có người đi cùng trông nom và người có bệnh truyền nhiễm đã được cách ly an toàn);
đ) Do nguyên nhân bất khả kháng hoặc phải vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt theo mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền như phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ, an ninh, quốc phòng.
3. Các dịp cao điểm lễ, tết, hè khi mà nhu cầu vận tải hành khách tăng cao, thì doanh nghiệp được phép sắp xếp thêm ghế phụ và chuyển đổi giường nằm thành ghế ngồi để vận chuyển hành khách trên toa xe. Trong trường hợp này cần đảm bảo các điều kiện sau đây: không được phép vượt quá tải trọng cho phép của toa xe, tải trọng cầu đường và đảm bảo chất lượng phục vụ, thuận tiện, an toàn cho hành khách, an toàn chạy tàu; công bố công khai phương án bán ghế phụ, chuyển đổi giường nằm thành ghế ngồi trước khi bán vé cho hành khách.
4. Thực hiện các quyền khác theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Đường sắt.
Như vậy, doanh nghiệp vận tải đường sắt được quyền từ chối, đình chỉ vận chuyển hành lý ký gửi đã có vé trong các trường hợp sau đây:
- Người gửi hành lý ký gửi không thực hiện yêu cầu mua vé bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT;
- Hành khách đi tàu không chấp hành các quy định tại Thông tư này, nội quy đi tàu và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Do nguyên nhân bất khả kháng hoặc phải vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt theo mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền như phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ, an ninh, quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự được quy định thế nào? Quy định về căn cứ khởi tố vụ án hình sự?
- Hồ sơ thẩm định chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có bao gồm báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan?
- Cơ quan nào quyết định hình thức đàm phán giá đối với trường hợp mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm?
- Mùng 1 Tết âm 2025 mặc màu gì? Mùng 1 mặc màu gì theo mệnh, tuổi để cả năm 2025 gặp may mắn?
- Để được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam với phân bón được nhà nước công nhận là tiến bộ kỹ thuật có cần kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia không?