Hợp đồng ủy quyền định đoạt tài sản riêng có chấm dứt khi một trong hai bên ủy quyền chết hay không?
Vợ chồng có được làm hợp đồng ủy quyền để thay quyền quản lý tài sản hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp đại diện theo ủy quyền như sau:
"Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện."
Như vậy các cá nhân có thể ủy quyền cho nhau để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Vậy thì vợ chồng cũng có thể ủy quyền cho nhau để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Phạm vi được làm đại diện thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
"Điều 141. Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Như vậy vợ chồng có thể tự thỏa thuận phạm vi được ủy quyền trong hợp đồng, như tự định đoạt khối tài sản riêng.
Tuy nhiên cũng sẽ có các trường hợp đại diện theo ủy quyền sẽ chấm dứt, khi này thì người được ủy quyền sẽ không còn quyền và nghĩa vụ đối với nội dung trong hợp đồng ủy quyền.
Hợp đồng ủy quyền định đoạt tài sản riêng có chấm dứt khi một trong hai bên ủy quyền chết hay không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng ủy quyền có chấm dứt khi một trong hai bên ủy quyền chết hay không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn đại diện như sau:
"Điều 140: Thời hạn đại diện
...
3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận;
b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được."
Như vậy, trường hợp vợ chồng anh làm ủy quyền cho người còn lại được quyền định đoạt khối tài sản chung sau khi 1 người chết đột ngột thì không có giá trị pháp lý, vì khi một bên ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết thì hợp đồng ủy quyền cũng đương nhiên chấm dứt.
Với nguyện vọng của vợ chồng anh thì có thể làm di chúc, nội dung di chúc sẽ để lại toàn bộ di sản cho vợ/chồng. Di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người để lại di chúc chết, khi đó người còn lại có quyền hưởng di sản thừa kế do người kia để lại và có quyền tự định đoạt khối tài sản đó.
Một di chúc như thế nào thì dược xem là hợp pháp?
Muốn lập di chúc hợp pháp và có hiệu lực để vợ chồng có quyền quản lý tài sản của nhau khi một trong hai người chết, thì phải tuân theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
"Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?