Hợp đồng thuê giám đốc là gì? Mẫu hợp đồng thuê giám đốc mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?
Hợp đồng thuê giám đốc là gì?
Hợp đồng thuê giám đốc là một thỏa thuận pháp lý được ký kết giữa một tổ chức (doanh nghiệp, công ty hoặc tổ chức phi lợi nhuận) và một cá nhân nhằm thuê cá nhân đó đảm nhận vai trò giám đốc.
Đây là một dạng hợp đồng dịch vụ hoặc hợp đồng lao động, tùy thuộc vào các điều kiện thỏa thuận giữa hai bên và khung pháp lý áp dụng tại nơi ký kết.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý:
- Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ (Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015).
- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động (Điều 13 Bộ luật Lao động 2019).
Tải về mẫu hợp đồng thuê giám đốc chuẩn pháp lý?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản có liên quan không quy định về mẫu hợp đồng thuê giám đốc, theo đó, các doanh nghiệp có thể tự soạn thảo mẫu hợp đồng nhưng cần đảm bảo hợp đồng đáp ứng các yêu cầu về hình thức, nội dung và không trái quy định pháp luật.
Sau đây là mẫu hợp đồng thuê giám đốc mà người đọc có thể tham khảo:
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng thuê giám đốc
Lưu ý: Biểu mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Hợp đồng thuê giám đốc là gì? Mẫu hợp đồng thuê giám đốc mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu? (Hình từ Internet)
Nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm những nội dung chủ yếu như sau:
(1) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; họ tên, ngày tháng năm sinh, số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, số điện thoại, địa chỉ liên lạc của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị.
(2) Họ tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; quốc tịch; trình độ đào tạo; địa chỉ nơi cư trú tại Việt Nam, địa chỉ nơi cư trú tại nước ngoài (đối với người lao động là người nước ngoài); số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
Số điện thoại, địa chỉ liên lạc; số Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp Giấy phép lao động; các giấy tờ khác theo yêu cầu của người sử dụng lao động (đối với người lao động là người nước ngoài) nếu có của người lao động được thuê làm giám đốc.
(3) Công việc được làm, không được làm và nghĩa vụ gắn với kết quả thực hiện công việc của người lao động được thuê làm giám đốc.
(4) Địa điểm làm việc của người lao động được thuê làm giám đốc.
(5) Thời hạn của hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận tối đa không quá 36 tháng. Đối với người lao động là người nước ngoài được thuê làm giám đốc thì thời hạn hợp đồng lao động không vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
(6) Nội dung, thời hạn, trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp đối với người lao động được thuê làm giám đốc và xử lý vi phạm.
(7) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, bao gồm:
- Cung cấp thông tin cho người lao động được thuê làm giám đốc để thực hiện nhiệm vụ;
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của người được thuê làm giám đốc;
- Các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;
- Ban hành quy chế làm việc đối với giám đốc;
- Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động được thuê làm giám đốc về: trả lương, thưởng; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; trang bị phương tiện làm việc, đi lại, ăn, ở; đào tạo, bồi dưỡng;
- Các quyền và nghĩa vụ khác do hai bên thỏa thuận.
(8) Quyền và nghĩa vụ của người lao động được thuê làm giám đốc, bao gồm:
- Thực hiện các công việc theo hợp đồng lao động;
- Báo cáo, đề xuất giải pháp xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công việc theo hợp đồng lao động;
- Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng về vốn, tài sản, lao động và các nguồn lực khác;
- Được hưởng các chế độ về: tiền lương, thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; trang bị phương tiện làm việc, đi lại, ăn, ở; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng; chế độ khác do hai bên thỏa thuận;
- Các quyền và nghĩa vụ khác do hai bên thỏa thuận.
(9) Điều kiện, quy trình, thủ tục sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
(10) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động được thuê làm giám đốc khi chấm dứt hợp đồng lao động.
(11) Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, giải quyết tranh chấp lao động và khiếu nại.
(12) Các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Không nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Xe ưu tiên gồm những xe nào?
- Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới nhất? Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được thực hiện thế nào?
- Link bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024? https aseanutdfc com Bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024 thế nào?
- Lý luận chính trị là gì? 04 nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị theo Hướng dẫn 172 được quy định như thế nào?
- Tải mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa tiếng Anh mới nhất hiện nay? Hợp đồng này có hiệu lực từ thời điểm nào?