Hợp đồng thế chấp tàu biển có bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm không?
- Hợp đồng thế chấp tàu biển có bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển?
- Tàu biển thế chấp gồm những loại nào? Hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển gồm những giấy tờ nào?
- Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm khi thế chấp tàu biển?
Hợp đồng thế chấp tàu biển có bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định các trường hợp bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm:
"Điều 4. Các trường hợp đăng ký
1. Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d) Thế chấp tàu biển.
2. Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
a) Thế chấp tài sản là động sản khác;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
c) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu."
Theo đó thế chấp tàu biển thuộc trường hợp bắt buộc phải đăng ký.
Thế chấp tàu biển
Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển?
Căn cứ Điều 9 Nghi định 102/2017/NĐ-CP quy định cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển như sau:
"Điều 9. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
1. Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay.
2. Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển.
3. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
4. Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi chung là Trung tâm Đăng ký) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này."
Theo đó Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển.
Tàu biển thế chấp gồm những loại nào? Hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ theo Điều 31 Nghi định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm thì:
"Điều 31. Tàu biển được thế chấp
Các loại tàu biển sau đây được thế chấp:
1. Tàu biển đăng ký không thời hạn;
2. Tàu biển đăng ký có thời hạn;
3. Tàu biển đang đóng;
4. Tàu biển đăng ký tạm thời;
5. Tàu biển loại nhỏ."
Theo đó các loại tàu biển nêu trên được thế chấp..
Căn cứ theo Điều 32 Nghi định 102/2017/NĐ-CP về hồ sơ đăng ký thế chấp bao gồm:
"Điều 32. Hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
2. Hợp đồng thế chấp tàu biển (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu)."
Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm khi thế chấp tàu biển?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định:
"Điều 5. Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.
Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
2. Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới hoặc do bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm và tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo đảm các bên không có thỏa thuận về việc bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản bổ sung hoặc nghĩa vụ bổ sung là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký thay đổi vào sổ đăng ký hoặc cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
3. Các trường hợp đăng ký sau đây không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm:
a) Trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai hoặc chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành theo quy định của Luật nhà ở, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở;
b) Các trường hợp đăng ký thay đổi quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 18 của Nghị định này."
Như vậy trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ phải giữ vững gì trên không gian mạng trong mọi tình huống?
- Có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để xác minh danh tính công dân khi ở nước ngoài không?
- Lịch âm tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Xem lịch âm tháng 11 2024 ở đâu? Lịch âm tháng 11 2024 có ngày 30 không?
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc chi tiết và mới nhất?
- Cách viết bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A và 2B đối với cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?