Hợp đồng quyền chọn là gì? Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán phải có các nội dung chủ yếu nào?
Chứng khoán phái sinh là gì? Hợp đồng quyền chọn là gì?
Chứng khoán phái sinh là gì?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 thì:
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.
Hợp đồng quyền chọn là gì?
Hợp đồng quyền chọn được định nghĩa tại khoản 11 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 là loại chứng khoán phái sinh, xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:
- Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai;
- Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.
Chứng khoán phái sinh là gì? Hợp đồng quyền chọn là gì? (Hình từ Internet)
Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán phải có các nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh:
Chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh
1. Chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh bao gồm:
a) Hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn niêm yết dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác theo quy định của Chính phủ được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh;
b) Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn giao dịch thỏa thuận dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán, chỉ số chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán.
2. Chứng khoán phái sinh giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Thông tin về tài sản cơ sở bao gồm: tên, mà và các thông tin khác về tài sản cơ sở;
b) Thông tin về chứng khoán phái sinh bao gồm: tên hợp đồng, quy mô hợp đồng, phương thức giao dịch, giới hạn vị thế, thời gian giao dịch, thời gian đáo hạn, ngày thanh toán cuối cùng, ngày giao dịch cuối cùng, ngày niêm yết, phương thức thực hiện thanh toán, bước giá, đơn vị yết giá, biên độ dao động giá, phương thức xác định giá thanh toán cuối ngày, giá thanh toán cuối cùng, giá tham chiếu, mức ký quỹ;
c) Trường hợp chứng khoán phái sinh là hợp đồng quyền chọn phải có thêm thông tin về loại quyền chọn (mua hoặc bán), kiểu quyền chọn (chỉ thực hiện quyền tại ngày đáo hạn hoặc thực hiện quyền trước hoặc tại ngày đáo hạn), giá thực hiện.
Như vậy, hợp đồng quyền chọn giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Thông tin về tài sản cơ sở bao gồm: tên, mà và các thông tin khác về tài sản cơ sở;
- Thông tin về chứng khoán phái sinh bao gồm: tên hợp đồng, quy mô hợp đồng, phương thức giao dịch, giới hạn vị thế, thời gian giao dịch, thời gian đáo hạn, ngày thanh toán cuối cùng, ngày giao dịch cuối cùng, ngày niêm yết, phương thức thực hiện thanh toán, bước giá, đơn vị yết giá, biên độ dao động giá, phương thức xác định giá thanh toán cuối ngày, giá thanh toán cuối cùng, giá tham chiếu, mức ký quỹ;
- Thông tin về loại quyền chọn (mua hoặc bán), kiểu quyền chọn (chỉ thực hiện quyền tại ngày đáo hạn hoặc thực hiện quyền trước hoặc tại ngày đáo hạn), giá thực hiện.
Cơ quan nào có trách nhiệm xác định các nội dung của hợp đồng quyền chọn giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 158/2020/NĐ-CP về niêm yết chứng khoán phái sinh:
Niêm yết chứng khoán phái sinh
1. Sở giao dịch chứng khoán phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định các nội dung của chứng khoán phái sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này; thực hiện việc niêm yết và tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật.
2. Sở giao dịch chứng khoán hủy niêm yết chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
a) Chứng khoán phái sinh đáo hạn;
b) Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh bị hủy niêm yết hoặc không còn được sử dụng làm tài sản cơ sở;
c) Các trường hợp khác mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.
3. Việc hủy niêm yết chứng khoán phái sinh quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Như vậy, Sở giao dịch chứng khoán phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định các nội dung của hợp đồng quyền chọn giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?
- Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở nào? Nội dung chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng?