Hợp đồng lao động bằng miệng có giá trị pháp lý hay không? Giao dịch nào bắt buộc phải lập hợp đồng văn bản?
Giao dịch nào bắt buộc phải lập hợp đồng văn bản?
Căn cứ tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức của giao dịch dân sự như sau:
“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”
Tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:
“Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”
Như vậy, pháp luật hiện hành chưa có văn bản nào quy định trường hợp cụ thể nào bắt buộc phải ký hợp đồng và ký hợp đồng theo hình thức nào (bằng văn bản,bằng lời nói hay bằng hành vi cụ thể). Tuy nhiên để đảm bảo quyền và nghĩa vụ chính đáng của các bên, các doanh nghiệp nên ký hợp đồng kinh tế bằng văn bản, làm cơ sở cho doanh nghiệp xử lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi một bên tham gia vi phạm hợp đồng.
Mặt khác, vẫn có một số trường hợp yêu cầu phải có hợp đồng như việc phát sinh về hoạt động mua bán hàng hóa phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Mua bán ô tô, mua bán nhà,... Lúc này, các bên phải lập hợp đồng mới tiến hành thủ tục chuyển nhượng được.
Hợp đồng lao động bằng miệng có giá trị pháp lý hay không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng lao động bằng miệng có giá trị pháp lý hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
"Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này."
Như vậy, tại điều luật này, đã thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng lao động bằng lời nói. Tuy nhiên chỉ đối với những hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng và trừ các trường hợp khác theo quy định.
Trường hợp người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động thì bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người sử dụng lao động không thực hiện giao kết hợp đồng theo đúng quy định như sau:
"Điều 9. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động khi có hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên quy định tại khoản 1 Điều này;
..."
Như vậy, trong trường hợp không thực hiện giao kết bằng hợp đồng bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng tùy vào số lượng người lao động.
Lưu ý mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, với tổ chức vi phạm mức phạt bằng 2 lần mức phạt với cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
Ngoài ra, trường hợp vi phạm thì còn bị buộc giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động theo đúng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?