Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội đối với đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội là mẫu nào?

Cho tôi hỏi đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm những ai? Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội đối với đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội là mẫu nào? Câu hỏi của chị N.T.H.Y từ Ninh Bình.

Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm những ai?

Căn cứ khoản 5 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội)
1. Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 5 của Nghị định này thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;
b) Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
c) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
a) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
b) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
c) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động là đối tượng thuộc diện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng. Trường hợp quá 3 tháng mà không thể đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng thì cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở trợ giúp xã hội xem xét, quyết định giải pháp phù hợp.
5. Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:
a) Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;
b) Người không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.

Như vậy, theo quy định, đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:

(1) Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;

(2) Người không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội. Trừ các đối tượng sau:

- Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;

- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp;

- Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động.

Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội đối với đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội được quy định thế nào?

Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm những ai? (Hình từ Internet)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở trợ giúp xã hội không?

Căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội như sau:

Thẩm quyền, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
1. Thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội do cấp huyện quản lý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa đối tượng vào cơ sở.
2. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này, gồm:
a) Tờ khai của đối tượng hoặc người giám hộ theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch;
...

Như vậy, theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội đối với cơ sở trợ giúp xã hội do cấp huyện quản lý.

Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội đối với đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội là mẫu nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 27 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội như sau:

Thẩm quyền, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
...
3. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này, bao gồm:
a) Tờ khai của đối tượng hoặc người giám hộ theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có);
c) Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến an toàn của đối tượng;
d) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đối tượng đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp;
đ) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở (nếu vào cơ sở của tỉnh);
e) Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội.
4. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với đối tượng tự nguyện, bao gồm:
a) Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của đối tượng.

Như vậy, hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội đối với đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội được quy định theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP: TẢI VỀ

Dưới đây là mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội đối với đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội:



Trợ giúp xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước đối với cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào không cần qua bước bình xét được trợ giúp xã hội khẩn cấp? Chính sách hỗ trợ chi phí mai táng cho người chết do thiên tai thế nào?
Pháp luật
Thủ tục dừng trợ giúp xã hội đối với người được nhận làm con nuôi như thế nào? Mẫu đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội mới nhất?
Pháp luật
Hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ làm nhà, sửa chữa nhà ở hư hỏng do bão lũ gây ra? Đối tượng nào thuộc diện được hỗ trợ?
Pháp luật
Chi phí công tác chi trả trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội gồm? Mức chi rà soát hồ sơ xét duyệt đối tượng bảo trợ xã hội là bao nhiêu?
Pháp luật
Mức chuẩn trợ giúp xã hội dành cho trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi mẹ và cha đang chấp hành án phạt tù là bao nhiêu?
Pháp luật
Nghị định 76/2024/NĐ-CP tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội từ ngày 1 7 2024? Mức chuẩn trợ giúp xã hội từ ngày 1 7 2024 là bao nhiêu?
Pháp luật
Chính thức tăng chuẩn trợ giúp xã hội lên 500 nghìn đồng từ ngày 01/7/2024? Đối tượng nào hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?
Pháp luật
Bị thương nặng do bị sét đánh ngoài nơi cư trú mà không có người thân chăm sóc thì được hỗ trợ bao nhiêu tiền để điều trị?
Pháp luật
Tải mẫu tờ khai đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ở đâu?
Pháp luật
Người bị sét đánh có được hỗ trợ chi phí điều trị hay không? Nếu có thì được hỗ trợ bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ giúp xã hội
1,186 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ giúp xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trợ giúp xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào