Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mới nhất hiện nay là mẫu nào? Có phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hay không?
- Việc chuyển nhượng cổ phần bị hạn chế trong những trường hợp nào? Có phải lập thành hợp đồng khi chuyển nhượng cổ phần không?
- Việc chuyển nhượng cổ phần có phải là một dạng của giao dịch dân sự hay không?
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mới nhất hiện nay là mẫu nào? Có phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hay không?
Việc chuyển nhượng cổ phần bị hạn chế trong những trường hợp nào? Có phải lập thành hợp đồng khi chuyển nhượng cổ phần không?
Căn cứ theo Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 thì các thành viên trong công ty cổ phần được phép được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình.
Tuy nhiên, việc chuyển nhượng cổ phần sẽ bị hạn chế trong 02 trường hợp sau:
(1) Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.
(2) Điều lệ công ty có quy định hạn chế về việc chuyển nhượng cổ phần.
Trường hợp này thì các quy định về việc hạn chế chuyển nhượng trong diều lệ công ty chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
Khi thực hiện chuyển nhượng cổ phần thì các bênh phải lập hợp đồng chuyển nhượng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán, trong đó:
- Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký.
- Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mới nhất hiện nay là mẫu nào? Có phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hay không? (Hình từ Internet)
Việc chuyển nhượng cổ phần có phải là một dạng của giao dịch dân sự hay không?
Căn cứ Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty cổ phần như sau:
Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
..
Theo quy định trên thì vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và giá trị cổ phần được thể hiện bằng cổ phiếu.
Mà theo điểm c khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì cổ phiếu là một trong các loại tài sản dưới dạng giấy tờ có giá.
Trong điểm b khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có nêu cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Như vậy, vì cổ phần là tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức nên cổ phần là đối tượng của giao dịch dân sự.
Bên cạnh đó, như đã nếu ở trên thì việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Mà hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015).
Như vậy, từ những căn cứ vừa nêu thì có thể thấy việc chuyển nhượng cổ phần là một dạng của giao dịch dân sự.
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mới nhất hiện nay là mẫu nào? Có phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hay không?
Căn cứ Điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:
Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Theo đó giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản chỉ phải công chứng, chứng thực khi pháp luật quy định liên quan đến giao dịch đó quy định.
Tại khoản 2 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 có nêu rõ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần chỉ cần có chữ ký của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký.
Như vậy, không cần phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần khi thực hiện giao dịch.
Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn có liên quan không quy định về mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Do đó, hợp đồng sẽ do các bên tự thỏa thuận và soạn thảo.
>>> Có thể tham khải mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần sau: TẢI VỀ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?