Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được ký kết vào thời điểm nào?
- Vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ trực tiếp từ Bộ Tài chính thì việc ký kết hợp đồng bảo đảm thực hiện thế nào?
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được ký kết vào thời điểm nào?
- Không thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ thì Bên bảo đảm bị xử lý thế nào?
Vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ trực tiếp từ Bộ Tài chính thì việc ký kết hợp đồng bảo đảm thực hiện thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 139/2018/TT-BTC có hướng dẫn việc ký kết hợp đồng bảo đảm trong trường hợp vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ trực tiếp từ Bộ Tài chính như sau:
(1) Bên bảo đảm đề xuất một Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay, ký kết hợp đồng bảo đảm, kiểm tra và giám sát tài sản bảo đảm đối với khoản vay lại vốn vay nước ngoài trên cơ sở tự thỏa thuận về mức phí dịch vụ thực hiện nghiệp vụ với Tổ chức này và đáp ứng các tiêu chí say đây:
Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay, kiểm tra và giám sát tài sản bảo đảm đối với khoản vay lại vốn vay nước ngoài được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí:
- Có chức năng và năng lực thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay, ký kết hợp đồng bảo đảm, kiểm tra, giám sát, xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của luật pháp.
- Là tổ chức tín dụng đủ tiêu chuẩn thực hiện nghiệp vụ ngân hàng phục vụ cho các dự án vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ do Ngân hàng Nhà nước công bố trong năm lựa chọn hoặc của năm liền kề trước đó; hoặc là tổ chức có tình hình tài chính lành mạnh và có kinh nghiệp quản lý tài sản bảo đảm đối với nguồn vốn vay lại của Chính phủ.
- Được Bên bảo đảm chấp thuận và đề xuất bằng văn bản với Bộ Tài chính.
(2) Ký kết Hợp đồng dịch vụ thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay:
- Trường hợp Bộ Tài chính chấp nhận đề xuất của Bên bảo đảm về Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay: Bộ Tài chính và Bên bảo đảm cùng ký Hợp đồng dịch vụ thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay với Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay do Bên bảo đảm đề xuất theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hàng kèm theo Thông tư 139/2015/TT-BTC.
- Trường hợp Bộ Tài chính không chấp nhận đề xuất của Bên bảo đảm về Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay: Bộ Tài chính có văn bản trả lời cho Bên bảo đảm và đề nghị lựa chọn một tổ chức khác.
(3) Hợp đồng bảo đảm tiền vay được ký kết giữa Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay theo khoản (2) nêu trên với Bên bảo đảm và được thực hiện theo các nguyên tắc của Tổ chức này áp dụng đối với bảo đảm tiền vay của các khách hàng có quan hệ tín dụng thông thường.
(4) Trong trường hợp đặc biệt, đặc thù không thể ủy quyền cho Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay, Bộ Tài chính trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ có liên quan:
- Đối với tài sản đã hình thành: Bộ Tài chính và Bên bảo đảm ký kết Hợp đồng bảo đảm tiền vay theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 139/2015/TT-BTC trên cơ sở xác nhận về giá trị sổ sách của tài sản sử dụng để bảo đảm tiền vay của một công ty kiểm toán độc lập theo quy định của khoản 11 Điều 3 Thông tư 139/2015/TT-BTC.
- Đối với tài sản hình thành trong tương lai:
+ Bộ Tài chính và Bên bảo đảm ký kết Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 139/2015/TT-BTC.
+ Bộ Tài chính và Bên bảo đảm ký Phụ lục Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kem theo Thông tư 139/2015/TT-BTC phù hợp với tiến độ thực tế hình thành tài sản bằng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh.
- Bên bảo đảm chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay (bao gồm cả các nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, xử lý tài sản bảo đảm) theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 139/2015/TT-BTC.
Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được ký kết vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được ký kết vào thời điểm nào?
Về thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay thì tại Điều 6 Thông tư 139/2015/TT-BTC có nêu như sau:
Thời điểm ký kết Hợp đồng bảo đảm
1. Hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai được ký kết giữa Bên nhận bảo đảm và Bên bảo đảm chậm nhất trước đợt rút vốn đầu tiên của khoản vay lại.
2. Trường hợp không thể ký kết Hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai trước đợt rút vốn đầu tiên vì lý do khách quan, các bên liên quan có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính nguyên nhân. Các bên thực hiện việc ký kết trước đợt rút vốn thứ hai.
3. Trường hợp các bên không ký kết Hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc Hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bên nhận bảo đảm báo cáo Bộ Tài chính tạm dừng khoản rút vốn tiếp theo cho người vay lại (Bên bảo đảm) hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Theo đó thì thì thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được xác định như quy định nêu trên.
Không thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ thì Bên bảo đảm bị xử lý thế nào?
Tại Điều 17 Thông tư 139/2015/TT-BTC có quy định trường hợp Bên bảo đảm không thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định tại Thông tư này cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý theo một hoặc nhiều biện pháp như sau:
- Tạm ngừng việc giải ngân đối với khoản vay đang rút vốn.
- Thu hồi trước hạn toàn bộ số tiền cho vay đã giải ngân.
- Không phê duyệt khoản vay mới cho Bên bảo đảm vi phạm.
- Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Tải về mẫu hợp đồng bảo đảm tiền vay mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?