Hội viên Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có những quyền lợi nào? Nhiệm vụ của Hội viên Liên đoàn Điền kinh Việt Nam được quy định thế nào?
Thành phần của Hội viên Liên đoàn Điền kinh Việt Nam được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 458/QĐ-BNV năm 2010 về Hội viên như sau:
Hội viên
1. Công dân Việt Nam (gồm cả người có quốc tịch Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài) tán thành Điều lệ của Liên đoàn, tự nguyện xin gia nhập Liên đoàn, hoạt động ở một tổ chức cơ sở và đóng hội phí đúng quy định đều có thể được công nhận là hội viên chính thức của Liên đoàn.
2. Công dân Việt Nam không có điều kiện trở thành hội viên chính thức của Liên đoàn nhưng có nhiều đóng góp với Liên đoàn, có thể được Liên đoàn công nhận là hội viên danh dự của Liên đoàn.
3. Hội viên danh dự được mời tham dự Đại hội của Liên đoàn nhưng không được quyền tham gia bầu cử, ứng cử vào cơ cấu lãnh đạo của Liên đoàn và không tham gia biểu quyết các vấn đề của Liên đoàn.
Theo quy định trên, Hội viên Liên đoàn Điền kinh Việt Nam gồm hội viên chính thức và hội viên danh dự.
Trong đó công dân Việt Nam tán thành Điều lệ của Liên đoàn, tự nguyện xin gia nhập Liên đoàn, hoạt động ở một tổ chức cơ sở và đóng hội phí đúng quy định đều có thể được công nhận là hội viên chính thức của Liên đoàn.
Và công dân Việt Nam không có điều kiện trở thành hội viên chính thức của Liên đoàn nhưng có nhiều đóng góp với Liên đoàn, có thể được Liên đoàn công nhận là hội viên danh dự của Liên đoàn.
Hội viên Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có những quyền lợi nào? Nhiệm vụ của Hội viên Liên đoàn Điền kinh Việt Nam được quy định thế nào?
(Hình từ Internet)
Hội viên Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có những quyền lợi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 458/QĐ-BNV năm 2010 quy định về quyền lợi của Hội viên như sau:
Quyền lợi và nghĩa vụ của Hội viên
1. Quyền lợi của Hội viên
a) Được tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề được nêu ra ở các tổ chức của Liên đoàn. Được bầu cử, ứng cử làm đại biểu đi dự Đại hội cấp cao hơn và vào các cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn theo quy định của Điều lệ;
b) Được Liên đoàn bảo vệ quyền lợi chính đáng và tạo điều kiện thuận lợi để tập luyện, thi đấu, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và tham gia các hoạt động do Liên đoàn tổ chức;
c) Được ưu tiên sử dụng các phương tiện tập luyện tại các cơ sở thành viên của Liên đoàn;
d) Được khen thưởng khi có thành tích xứng đáng.
...
Theo đó, Hội viên Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có những quyền lợi được quy định tại khoản 1 Điều 13 nêu trên.
Trong đó có quyền được tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề được nêu ra ở các tổ chức của Liên đoàn. Được bầu cử, ứng cử làm đại biểu đi dự Đại hội cấp cao hơn và vào các cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn theo quy định của Điều lệ.
Đồng thời hội viên cũng có quyền được Liên đoàn bảo vệ quyền lợi chính đáng và tạo điều kiện thuận lợi để tập luyện, thi đấu, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và tham gia các hoạt động do Liên đoàn tổ chức.
Nhiệm vụ của Hội viên Liên đoàn Điền kinh Việt Nam được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 458/QĐ-BNV năm 2010 quy định về nghĩa vụ của Hội viên như sau:
Quyền lợi và nghĩa vụ của Hội viên
...
2. Nghĩa vụ của Hội viên:
a) Chấp hành Điều lệ, nghị quyết, quyết định của Liên đoàn;
b) Đóng Hội phí theo quy định của Ban Thường vụ;
c) Học tập, tập luyện tích cực, sáng tạo, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thành tích thể thao;
d) Tuyên truyền phát triển hội viên mới.
Như vậy, Hội viên Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có nhiệm vụ chấp hành Điều lệ, nghị quyết, quyết định của Liên đoàn; đóng Hội phí theo quy định của Ban Thường vụ.
Đồng thời Hội viên cũng có nhiệm vụ học tập, tập luyện tích cực, sáng tạo, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thành tích thể thao. Và tuyên truyền phát triển hội viên mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?