Hội viên Hội Kiều học Việt Nam được quyền xin ra khỏi Hội không? Nếu được thì thủ tục ra khỏi Hội được quy định thế nào?
Hội viên Hội Kiều học Việt Nam được quyền xin ra khỏi Hội không?
Căn cứ khoản 8 Điều 9 Điều lệ Hội Kiều học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 46/QĐ-BNV năm 2012 quy định về quyền của hội viên như sau:
Quyền của hội viên
1. Được tham gia mọi hoạt động của Hội.
2. Được tham dự hoặc cử người tham dự đại hội, được đề cử, ứng cử và bầu cử, biểu quyết các vấn đề của Hội theo quy định của Điều lệ.
3. Có quyền thảo luận, phê bình, trao đổi và chất vấn các tổ chức thuộc Hội và cá nhân điều hành Hội về mọi chủ trương, hoạt động của Hội.
4. Được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Hội, trong phạm vi quyền hạn và khả năng của Hội.
5. Được cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về việc nghiên cứu tìm hiểu Truyện Kiều, được tham dự các buổi hội thảo, nâng cao hiểu biết về Truyện Kiều.
6. Được quyền thông qua Hội để phát biểu ý kiến đề bạt kiến nghị nguyện vọng lên cơ quan quản lý nhà nước về những vấn đề thuộc cơ chế, chính sách nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các hội viên.
7. Được khen thưởng khi có thành tích cao trong hoạt động của Hội.
8. Có quyền xin ra khỏi Hội.
Theo quy định trên, hội viên Hội Kiều học Việt Nam được quyền xin ra khỏi Hội.
Hội viên Hội Kiều học Việt Nam được quyền xin ra khỏi Hội không? Nếu được thì thủ tục ra khỏi Hội được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của hội viên Hội Kiều học Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 10 Điều lệ Hội Kiều học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 46/QĐ-BNV năm 2012 về nghĩa vụ của hội viên như sau:
Nghĩa vụ của hội viên
1. Thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ Hội, nghị quyết Đại hội và quyết định của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hội.
2. Tích cực tham gia các hoạt động của Hội và sinh hoạt đều đặn trong các tổ chức của Hội.
3. Đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ các hội viên khác để cùng nhau xây dựng tổ chức Hội ngày càng phát triển vững mạnh.
4. Đóng hội phí và các khoản thu khác đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Điều lệ Hội và theo đúng quy định của pháp luật.
5. Cung cấp thông tin, số liệu cần thiết và kịp thời để phục vụ cho hoạt động của Hội.
6. Bảo vệ danh dự, quyền lợi của Hội và hội viên khi hoạt động nghề nghiệp và công việc khác có liên quan.
7. Không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch ngoại trừ khi thực hiện nhiệm vụ do Hội phân công.
8. Tích cực tuyên truyền và phát hiện hội viên mới.
Theo đó, hội viên chính thức Hội Kiều học Việt Nam có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 10 nêu trên.
Thủ tục ra khỏi Hội Kiều học Việt Nam đối với hội viên tự nguyện xin ra được quy định thế nào?
Theo khoản 4 Điều 8 Điều lệ Hội Kiều học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 46/QĐ-BNV năm 2012 quy định về tiêu chuẩn hội viên, điều kiện gia nhập và thủ tục khai trừ hội viên như sau:
Tiêu chuẩn hội viên, điều kiện gia nhập và thủ tục khai trừ hội viên
1. Hội viên chính thức: Công dân Việt Nam, nhà nghiên cứu, người yêu mến tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ, tôn giáo tán thành Điều lệ Hội tự nguyện gia nhập Hội.
2. Hội viên danh dự: Công dân Việt Nam không có điều kiện hoặc không có đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội đều có thể trở thành hội viên danh dự của Hội. Hội viên danh dự được mời các buổi sinh hoạt thích hợp của Hội và được tham gia ý kiến về những vấn đề cần thiết khác trong hoạt động của Hội, nhưng không có quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và không được bầu cử, ứng cử vào Ban Chấp hành Hội.
3. Điều kiện gia nhập Hội: Công dân Việt Nam muốn gia nhập Hội phải viết đơn xin gia nhập Hội và được Ban Chấp hành xem xét, chấp thuận đơn gia nhập của công dân vào Hội và được Chủ tịch quyết định kết nạp hội viên mới.
4. Thủ tục hội viên ra khỏi Hội.
a) Hội viên tự nguyện xin ra khỏi Hội làm đơn gửi Ban Chấp hành Hội. Quyền và nghĩa vụ hội viên sẽ chấp dứt sau khi Ban Chấp hành Hội thông báo chấp thuận.
b) Hội viên bị khai trừ ra khỏi Hội trong các trường hợp sau:
- Hội viên bị mất quyền công dân;
- Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hội;
- Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi và uy tín của Hội;
- Không tham gia hoạt động Hội theo nghĩa vụ của hội viên đã quy định tại Điều 10 của Điều lệ này;
- Không đóng hội phía trong vòng một năm kể từ khi Hội thông báo lần hai.
Như vậy, hội viên Hội Kiều học Việt Nam tự nguyện xin ra khỏi Hội làm đơn gửi Ban Chấp hành Hội.
Quyền và nghĩa vụ hội viên sẽ chấp dứt sau khi Ban Chấp hành Hội thông báo chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?