Hội viên Hiệp hội sữa Việt Nam được quyền ra khỏi Hội không? Nếu được thì thủ tục ra khỏi Hiệp hội được quy định thế nào?
Nghĩa vụ của hội viên Hiệp hội sữa Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 7 Điều lệ của Hiệp hội Sữa Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 607/QĐ-BNV năm 2010 quy định về hội viên như sau;
Hội viên
1. Hội viên chính thức: các cá nhân, tổ chức có tư cách pháp nhân của Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến sản xuất, kinh doanh sữa và dịch vụ kỹ thuật ngành sữa, tán thành Điều lệ của Hiệp hội, tự nguyện viết đơn xin gia nhập Hiệp hội, nộp đầy đủ lệ phí gia nhập Hiệp hội và hội phí hàng năm đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội.
2. Hội viên danh dự: Công dân và tổ chức có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội được Hiệp hội mời làm hội viên danh dự.
3. Hội viên liên kết: Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội, thì được Hiệp hội xem xét công nhận là hội viên liên kết.
Theo Điều 11 Điều lệ của Hiệp hội Sữa Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 607/QĐ-BNV năm 2010 quy định về nghĩa vụ của Hội viên như sau:
Nghĩa vụ của Hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định tại Điều lệ này, thực hiện nghị quyết của Hiệp hội.
2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hiệp hội, đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng tổ chức Hiệp hội ngày càng vững mạnh.
3. Cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội.
4. Đóng hội phí đầy đủ hàng năm theo quy định.
Theo đó, hội viên Hiệp hội sữa Việt Nam có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 11 nêu trên.
Trong đó có nghĩa vụ nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định tại Điều lệ này, thực hiện nghị quyết của Hiệp hội.
Hội viên Hiệp hội sữa Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội viên Hiệp hội sữa Việt Nam được quyền ra khỏi Hội không?
Theo quy định tại Điều 8 Điều lệ của Hiệp hội Sữa Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 607/QĐ-BNV năm 2010 về quyền lợi của hội viên như sau:
Quyền lợi của hội viên
1. Được tham gia thảo luận các chương trình, kế hoạch hoạt động của Hiệp hội.
2. Được Hiệp hội đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của mình trước pháp luật; đề xuất, góp ý kiến và yêu cầu Hiệp hội thay mặt mình kiến nghị với các cơ quan hữu quan về các vấn đề kinh tế, xã hội liên quan đến cá nhân và doanh nghiệp mình đang quản lý, điều hành.
3. Được thảo luận, biểu quyết, chất vấn, phê bình mọi công việc của Hiệp hội, được kiến nghị, đề đạt ý kiến của mình với các cơ quan nhà nước thông qua Hiệp hội.
4. Được ứng cử, đề cử và bầu vào Ban Chấp hành và các chức vụ khác của Hiệp hội.
5. Được Hiệp hội phổ biến kinh nghiệm sản xuất, bồi dưỡng nghề nghiệp, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật bằng các hình thức: cung cấp thông tin, tài liệu, dự hội thảo, các lớp đào tạo, huấn luyện, trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất và chế biến sữa.
6. Được Hiệp hội giúp đỡ, bảo trợ trong các công trình nghiên cứu khoa học riêng, bảo vệ quyền tác giả đối với công trình nghiên cứu, các sáng kiến phát minh thương hiệu, nhãn mác hàng hoá theo quy định của pháp luật.
7. Được Hiệp hội giúp đỡ trong công tác xúc tiến thương mại, khảo sát thị trường sữa trong và ngoài nước nhằm xây dựng thương hiệu, giới thiệu năng lực, sản phẩm, cơ hội kinh doanh, công nghệ mới.
8. Được quyền ra khỏi Hiệp hội.
9. Hội viên danh dự và hội viên liên kết được hưởng các quyền như hội viên chính thức, trừ các quyền ứng cử, bầu cử vào ban lãnh đạo của Hiệp hội và biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội.
Theo quy định trên, hội viên Hiệp hội sữa Việt Nam sẽ được quyền ra khỏi Hội khi có mong muốn.
Thủ tục ra khỏi Hiệp hội sữa Việt Nam được quy định thế nào?
Theo Điều 10 Điều lệ của Hiệp hội Sữa Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 607/QĐ-BNV năm 2010 quy định về thủ tục rút, xóa tên, khai trừ hội viên như sau:
Thủ tục rút, xóa tên, khai trừ hội viên
1. Hội viên tự nguyện xin rút khỏi Hiệp hội cần gửi đơn cho Ban Chấp hành. Quyền và nghĩa vụ của Hội viên sẽ chấm dứt sau khi Ban Chấp hành ra thông báo chấp thuận việc xem xét rút khỏi Hiệp hội của hội viên.
2. Hội viên bị xóa tên khỏi danh sách hội viên khi:
a) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể diện và uy tín của Hiệp hội;
b) Không đóng hội phí trong vòng 90 ngày, kể từ khi Hiệp hội thông báo lần 2;
c) Là pháp nhân đã ngừng hoạt động, bị đình chỉ hoạt động, bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục khai trừ và xóa tên hội viên:
a) Hội viên bị khai trừ khi có ít nhất 2/3 số ủy viên Ban Chấp hành tán thành. Quyết định khai trừ hội viên có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch Hiệp hội ký;
b) Ban Chấp hành thông báo danh sách Hội viên xin ra khỏi Hiệp hội và Hội viên bị khai trừ cho tất cả các hội viên khác.
Như vậy, hội viên tự nguyện xin rút khỏi Hiệp hội cần gửi đơn cho Ban Chấp hành. Quyền và nghĩa vụ của Hội viên sẽ chấm dứt sau khi Ban Chấp hành ra thông báo chấp thuận việc xem xét rút khỏi Hiệp hội của hội viên.
Và Ban Chấp hành thông báo danh sách Hội viên xin ra khỏi Hiệp hội cho tất cả các hội viên khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?