Hội viên chính thức Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam có những quyền hạn nào?
- Đối tượng nào có thể trở thành Hội viên chính thức Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam?
- Hội viên chính thức Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam có những quyền hạn nào?
- Hội viên chính thức Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam không đóng hội phí thì có bị chấm dứt tư cách Hội viên không?
Đối tượng nào có thể trở thành Hội viên chính thức Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 645/QĐ-BNV năm 2010, có quy định về các hình thức hội viên như sau:
Các hình thức hội viên
1. Hội viên chính thức
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn, các trang trại, các hợp tác xã nông lâm, thủy hải sản, hợp tác xã ngành nghề, hợp tác xã dịch vụ, tổ sản xuất, chủ hộ sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế và các cá nhân của Việt Nam có khả năng và tâm huyết với các hoạt động Hiệp hội, tán thành điều lệ, muốn trở thành hội viên chính thức, tự nguyện làm đơn được công nhận là Hội viên chính thức của Hiệp hội.
…
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng có thể trở thành Hội viên chính thức Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam là:
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn, các trang trại, các hợp tác xã nông lâm, thủy hải sản, hợp tác xã ngành nghề, hợp tác xã dịch vụ, tổ sản xuất, chủ hộ sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế và các cá nhân của Việt Nam có khả năng và tâm huyết với các hoạt động Hiệp hội, tán thành điều lệ, muốn trở thành hội viên chính thức, tự nguyện làm đơn được công nhận là Hội viên chính thức của Hiệp hội.
Hội viên chính thức Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội viên chính thức Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam có những quyền hạn nào?
Căn cứ tại Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 645/QĐ-BNV năm 2010, có quy định về quyền của Hội viên:
Quyền của Hội viên
1. Được tham gia các hội nghị, diễn đàn, thảo luận, biểu quyết các vấn đề chung, ứng cử và bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội.
2. Được nhận các thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trường từ Hiệp hội, được tham gia hội thảo, tham quan, hội chợ triển lãm, tập huấn về kỹ thuật nghiệp vụ quản lý, nâng cao tay nghề do Hiệp hội tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.
3. Được Hiệp hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong sản xuất kinh doanh theo qui định của pháp luật, được Hiệp hội giới thiệu với các đối tác để thảo luận và ký hợp đồng xuất nhập khẩu sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi để tăng khả năng liên doanh, liên kết với các đơn vị trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Được đề xuất ý kiến và yêu cầu Hiệp hội thay mặt doanh nghiệp, thay mặt hội viên kiến nghị với các cơ quan Đảng và Nhà nước về các cơ chế, chính sách liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi ích chính đáng của hội viên.
5. Được khen thưởng về thành tích sản xuất kinh doanh và những đóng góp xây dựng Hiệp hội và những đóng góp cho xã hội.
6. Được cấp thẻ hội viên.
7. Được xin ra khỏi Hiệp hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội viên chính thức Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam có những quyền hạn sau:
- Được tham gia các hội nghị, diễn đàn, thảo luận, biểu quyết các vấn đề chung, ứng cử và bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội.
- Được nhận các thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trường từ Hiệp hội, được tham gia hội thảo, tham quan, hội chợ triển lãm, tập huấn về kỹ thuật nghiệp vụ quản lý, nâng cao tay nghề do Hiệp hội tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.
- Được Hiệp hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong sản xuất kinh doanh theo qui định của pháp luật, được Hiệp hội giới thiệu với các đối tác để thảo luận và ký hợp đồng xuất nhập khẩu sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi để tăng khả năng liên doanh, liên kết với các đơn vị trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Được đề xuất ý kiến và yêu cầu Hiệp hội thay mặt doanh nghiệp, thay mặt hội viên kiến nghị với các cơ quan Đảng và Nhà nước về các cơ chế, chính sách liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi ích chính đáng của hội viên.
- Được khen thưởng về thành tích sản xuất kinh doanh và những đóng góp xây dựng Hiệp hội và những đóng góp cho xã hội.
- Được cấp thẻ hội viên.
- Được xin ra khỏi Hiệp hội
Hội viên chính thức Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam không đóng hội phí thì có bị chấm dứt tư cách Hội viên không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 645/QĐ-BNV năm 2010, có quy định về tư cách Hội viên bị chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
Tư cách Hội viên bị chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
1. Hội viên tập thể bị phá sản hoặc giải thể.
2. Hội viên là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất quyền công dân.
3.Hội viên không đóng hội phí từ 01 năm trở lên mà không có lý do chính đáng và không gửi báo cáo tới Ban Thường trực Hiệp hội bằng văn bản.
Những hội viên bị chấm dứt tư cách hội viên, Văn phòng Hiệp hội báo cáo với Ban Thường trực Hiệp hội để Thường trực Hiệp hội xem xét và Chủ tịch Hiệp hội ra Quyết định xóa tên trong danh sách hội viên.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội viên chính thức Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam không đóng hội phí từ 01 năm trở lên mà không có lý do chính đáng và không gửi báo cáo tới Ban Thường trực Hiệp hội bằng văn bản thì sẽ bị chấm dứt tư cách Hội viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?