Hội viên chính thức của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Hội viên chính thức của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Hội viên chính thức của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam được quyền xin ra khỏi Hội không?
- Thủ tục xin ra khỏi Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam được thực hiện thế nào?
Hội viên chính thức của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 499/QĐ-BNV năm 2021 về tiêu chuẩn hội viên chính thức như sau:
Hội viên và tiêu chuẩn hội viên
...
2. Tiêu chuẩn hội viên chính thức:
a) Hội viên cá nhân: công dân Việt Nam có đủ năng lực hành vi dân sự hoạt động trong lĩnh vực sáng tác, sưu tầm, dịch thuật, nghiên cứu, lý luận, phê bình, phổ biến và quản lý về văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam và có đóng góp cho sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam;
b) Hội viên tổ chức: các Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật, tán thành Điều lệ Hội, đóng hội phí hàng năm đầy đủ và tự nguyện xin gia nhập Hội thì được Hội xem xét công nhận là hội viên tổ chức của Hội. Đại diện hội viên tổ chức phải là công dân Việt Nam.
Theo đó, Hội viên chính thức của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
+ Đối với hội viên cá nhân phải là công dân Việt Nam có đủ năng lực hành vi dân sự hoạt động trong lĩnh vực sáng tác, sưu tầm, dịch thuật, nghiên cứu, lý luận, phê bình, phổ biến và quản lý về văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam và có đóng góp cho sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
+ Đói với hội viên tổ chức phải là các Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật, tán thành Điều lệ Hội, đóng hội phí hàng năm đầy đủ và tự nguyện xin gia nhập Hội thì được Hội xem xét công nhận là hội viên tổ chức của Hội. Đại diện hội viên tổ chức phải là công dân Việt Nam.
Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội viên chính thức của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam được quyền xin ra khỏi Hội không?
Theo khoản 10 Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 499/QĐ-BNV năm 2021 quy định về quyền của hội viên như sau:
Quyền của hội viên
1. Hội viên được Hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
3. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
4. Được hưởng quyền lợi về vật chất, tinh thần do Hội tạo ra, được Hội tạo điều kiện sáng tác, công bố tác phẩm, công trình theo quy định của Hội và Nhà nước.
5. Được tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học do Hội đảm nhận; tham dự các hoạt động do Hội tổ chức.
6. Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các Ban, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội.
7. Được giới thiệu hội viên mới.
8. Được khen thưởng theo quy định của Hội.
9. Được cấp thẻ hội viên của Hội.
10. Có quyền xin ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
...
Theo quy định trên, hội viên chính thức của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam được quyền xin ra khỏi hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
Thủ tục xin ra khỏi Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam được thực hiện thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 499/QĐ-BNV năm 2021 quy định về thủ tục ra khỏi Hội như sau:
Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra khỏi Hội
...
2. Thủ tục ra khỏi Hội:
a) Hội viên muốn ra khỏi Hội, tự nguyện làm đơn gửi Ban Chấp hành Hội. Quyền và nghĩa vụ hội viên sẽ chấm dứt sau khi Ban Chấp hành Hội thông báo chấp thuận;
b) Hội viên bị xem xét, quyết định khai trừ ra khỏi Hội trong các trường hợp: vi phạm pháp luật, Điều lệ Hội. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể các trường hợp bị xem xét khai trừ ra khỏi Hội;
c) Hội viên khi ra khỏi Hội, phải trả lại thẻ hội viên;
d) Sau khi Ban Chấp hành xem xét, quyết định, Chủ tịch Hội có trách nhiệm ra quyết định chấm dứt tư cách hội viên.
Như vậy, hội viên Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam muốn ra khỏi Hội thì tự nguyện làm đơn gửi Ban Chấp hành Hội.
Sau khi Ban Chấp hành xem xét, quyết định thì Chủ tịch Hội có trách nhiệm ra quyết định chấm dứt tư cách hội viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?