Hội viên chính thức của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam gồm những tổ chức, cá nhân nào?
Hội viên chính thức của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam gồm những tổ chức, cá nhân nào?
Theo khoản 1 Điều 7 Điều lệ của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 106/2005/QĐ-BNV quy định về hội viên chính thức như sau:
Điều kiện trở thành Hội viên
1. Hội viên chính thức của Hội: là các tổ chức và công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực môi trường giao thông vận tải theo quy định của pháp luật hiện hành, các cán bộ quản lý thuộc cơ quan Nhà nước được giới thiệu, tán thành điều lệ của Hội, tự nguyện viết đơn xin gia nhập Hội, đóng tiền gia nhập Hội, hội phí và được Ban Chấp hành Hội công nhận đều có thể trở thành Hội viên chính thức của Hội.
...
Theo quy định trên, hội viên chính thức của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam gồm những tổ chức và công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực môi trường giao thông vận tải theo quy định của pháp luật hiện hành, các cán bộ quản lý thuộc cơ quan Nhà nước được giới thiệu.
Những tổ chức, cá nhân này tán thành điều lệ của Hội, tự nguyện viết đơn xin gia nhập Hội, đóng tiền gia nhập Hội, hội phí và được Ban Chấp hành Hội công nhận đều có thể trở thành Hội viên chính thức của Hội.
Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam (Hình từ Internet)
Quyền hạn của hội viên chính thức của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 8 Điều lệ của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 106/2005/QĐ-BNV quy định về quyền hạn của hội viên như sau:
Quyền hạn của Hội viên
1. Được đề đạt nguyện vọng thông qua Hội và được Hội bảo vệ quyền, lợi cíh hợp pháp trong hoạt động của mình phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của Hội.
2. Được cung cấp những thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu sản xuất - kinh doanh và phát triển. Tham gia các hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo tay nghề do Hội tổ chức, ho Hội được mời tham gia.
3. Được yêu cầu Hội can thiệp với các cơ quan có thẩm quyền về chế độ chính sách phù hợp với lợi ích chính đáng của Hội viên, đảm bảo đúng pháp luật. Yêu cầu can thiệp giải quyết những vi phạm do tổ chức, cá nhân ngoài Hội làm tổn hại đến sự phát triển của mình.
4. Tham gia các hợp đồng kinh tế do Hội ký với các đối tác trong và ngoài nước. Được yêu cầu Hội làm trung gian hoặc tư vấn trong các giao dịch.
5. Được Hội cung cấp thông tin, giúp đỡ hòa giải khi có tranh chấp, được tham gia các hình thức liên kết do Hội tổ chức.
6. Được dự Đại hội, được ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Hội cũng như của Chi hội cơ sở; thảo luận, biểu quyết các nghị quyết của Hội, được phê bình chất vấn Ban Chấp hành về mọi chủ trương và hoạt động của Hội.
7. Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là Hội viên. Trong trường hợp này Hội viên cần thông báo chính thức bằng văn bản cho Ban Chấp hành và sẽ nhận được sự đồng ý của Ban Chấp hành trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Hội viên.
8. Hội viên liên kết và Hội viên danh dự được hưởng các quyền như Hội viên chính thức, trừ quyền ứng cử, bầu cử các chức danh lãnh đạo của Hội và quyền biểu quyết các vấn đề của Hội.
9. Được cấp Thẻ Hội viên.
Theo đó, hội viên chính thức của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 8 nêu trên.
Hội viên chính thức của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam có những nghĩa vụ nào?
Theo quy định tại Điều 9 Điều lệ của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 106/2005/QĐ-BNV về nghĩa vụ của hội viên như sau:
Nghĩa vụ của Hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định tại Điều lệ này.
2. Tuân thủ Điều lệ của Hội và nghị quyết của Đại hội, của Ban Chấp hành Hội.
Trong trường hợp các Hội viên liên kết và Hội viên danh dự có ý kiến khác với Nghị quyết phải được trình bày bằng văn bản để Ban Chấp hành xem xét.
3. Cung cấp cho Ban Chấp hành Hội (khi có yêu cầu) những thông tin có liên quan đến lĩnh vực môi trường nói chung và lĩnh vực môi trường giao thông vận tải nói riêng để Hội có đủ thông tin phục vụ những vấn đề Hội viên có yêu cầu.
4. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội; đoàn kết, hợp tác với các Hội viên khác để cùng nhau góp phần xây dựng Hội ngày càng vững mạnh.
5. Dự các buổi họp thường kỳ và bất thường của Hội.
6. Đóng lệ phí gia nhập và hội phí đầy đủ và đúng kỳ hạn theo quy định trên cơ sở các nguyên tắc do Đại hội đề ra.
7. Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được Chủ tịch Ban Chấp hành Hội phân công.
Như vậy, hội viên chính thức của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Trong đó có nghĩa vụ cung cấp cho Ban Chấp hành Hội (khi có yêu cầu) những thông tin có liên quan đến lĩnh vực môi trường nói chung và lĩnh vực môi trường giao thông vận tải nói riêng để Hội có đủ thông tin phục vụ những vấn đề Hội viên có yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?