Hội Tai Mũi Họng Việt Nam được tổ chức như thế nào? Cơ quan nào là cơ quan lãnh đạo cao nhất Hội Tai Mũi Họng Việt Nam?
Hội Tai Mũi Họng Việt Nam được tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Điều lệ của Hội Tai Mũi Họng Việt Nam bam hành kèm theo Quyết định 25/2005/QĐ-BNV, có quy định về tổ chức của Hội như sau:
Tổ chức của Hội:
- Ở Trung ương: Hội Tai Mũi Họng Việt Nam
- Các chi Hội cơ sở (có từ 5 hội viên trở lên) và các tổ chức trực thuộc
- Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), nếu có nhu cầu có thể thành lập Hội. Việc thành lập Hội ở tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
+ Các Hội thành viên hoạt động theo điều lệ của mình, tuân thủ điều lệ của Hội Trung ương và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Hội Trung ương.
Như vậy, thì Hội Tai Mũi Họng Việt Nam được tổ chức như sau:
- Ở Trung ương: Hội Tai Mũi Họng Việt Nam
- Các chi Hội cơ sở (có từ 5 hội viên trở lên) và các tổ chức trực thuộc
- Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), nếu có nhu cầu có thể thành lập Hội. Việc thành lập Hội ở tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
+ Các Hội thành viên hoạt động theo điều lệ của mình, tuân thủ điều lệ của Hội Trung ương và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Hội Trung ương.
Hội Tai Mũi Họng Việt Nam (Hình từ Internet)
Cơ quan nào là cơ quan lãnh đạo cao nhất Hội Tai Mũi Họng Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 11 Điều lệ của Hội Tai Mũi Họng Việt Nam bam hành kèm theo Quyết định 25/2005/QĐ-BNV, có quy định về đại hội như sau:
Đại hội
- Đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội. Nhiệm kỳ đại hội là 5 năm một lần.
- Đại hội bất thường khi có 1/2 ủy viên Ban Chấp hành Hội hoặc 2/3 số Chi hội yêu cầu Số đại biểu dự Đại hội do Ban Chấp hành Hội quyết định.
Nội dung chính của Đại hội:
- Tổng kết, đánh giá hoạt động của Hội nhiệm kỳ trước và quyết định phương hướng, hoạt động của Hội nhiệm kỳ mới.
- Sửa đổi, bổ sung điều lệ (Nếu thấy cần thiết).
- Bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội. (Số lượng do Đại hội quyết định).
Như vậy, theo quy định trên thì Đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Tai Mũi Họng Việt Nam.
Ban Chấp hành của Hội Tai Mũi Họng Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Điều lệ của Hội Tai Mũi Họng Việt Nam bam hành kèm theo Quyết định 25/2005/QĐ-BNV, có quy định về Ban Chấp hành như sau:
Ban Chấp hành
- Ban Chấp hành Hội là cơ quan điều hành của Hội giữa hai nhiệm kỳ Đại hội có nhiệm vụ:
- Bầu chủ tịch, Ban Thường vụ, Tổng thư ký, Ban Kiểm tra.
- Quyết định kế hoạch công tác, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác đã đề ra, dự thảo sửa đổi điều lệ trình Đại hội thông qua.
- Bổ sung ủy viên chấp hành Hội nếu số lượng thiếu so với quy định của Đại hội, nhưng không quá 1/3 số ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm được Đại hội bầu theo quy định.
- Ban Chấp hành Hội họp 6 tháng một lần do Chủ tịch Hội triệu tập. Các cuộc họp đột xuất theo yêu cầu của 2/3 số ủy viên Ban Chấp hành đề nghị.
- Quyết định việc kết nạp hội viên và ra khỏi Hội.
Như vậy, thì Ban Chấp hành của Hội Tai Mũi Họng Việt Nam có nhiệm vụ như sau:
- Bầu chủ tịch, Ban Thường vụ, Tổng thư ký, Ban Kiểm tra.
- Quyết định kế hoạch công tác, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác đã đề ra, dự thảo sửa đổi điều lệ trình Đại hội thông qua.
- Bổ sung ủy viên chấp hành Hội nếu số lượng thiếu so với quy định của Đại hội, nhưng không quá 1/3 số ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm được Đại hội bầu theo quy định.
- Ban Chấp hành Hội họp 6 tháng một lần do Chủ tịch Hội triệu tập. Các cuộc họp đột xuất theo yêu cầu của 2/3 số ủy viên Ban Chấp hành đề nghị.
- Quyết định việc kết nạp hội viên và ra khỏi Hội.
Hội Tai Mũi Họng Việt Nam có nguồn thu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 18 Điều lệ của Hội Tai Mũi Họng Việt Nam bam hành kèm theo Quyết định 25/2005/QĐ-BNV, có quy định về tài chính và tài sản của Hội như sau:
Tài chính và tài sản của Hội gồm
Hội phí của Hội viên (do Ban Chấp hành Trung ương Hội quy định)
Thu nhập do các hoạt động của Hội được Nhà nước cho phép
Tài trợ bằng tiền hoặc bằng hiện vật của các cơ sở, đoàn thể và các cá nhân trong và ngoài nước
Các khoản chi của Hội gồm: Chi cho hoạt động khoa học kỹ thuật và hoạt động tư vấn, công tác truyền thông, phổ biến bồi dưỡng nghiệp vụ, chi văn phòng…
Tài sản và tài chính của Hội được quản lý và sử dụng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương Hội và sự hướng dẫn của cơ quan Tài chính Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Tai Mũi Họng Việt Nam có nguồn thu như sau:
- Hội phí của Hội viên;
- Thu nhập do các hoạt động của Hội được Nhà nước cho phép;
- Tài trợ bằng tiền hoặc bằng hiện vật của các cơ sở, đoàn thể và các cá nhân trong và ngoài nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?