Hội người cao tuổi Việt Nam sẽ có những nhiệm vụ gì? Công tác người cao tuổi sẽ được cơ quan quản lý như thế nào?

Cho hỏi Hội người cao tuổi Việt Nam sẽ có những nhiệm vụ gì? Bên cạnh đó thì việc công tác người cao tuổi sẽ được cơ quan quản lý như thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Đông đến từ Long An.

Hội người cao tuổi Việt Nam sẽ có những nhiệm vụ gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Người cao tuổi 2009 như sau:

Nhiệm vụ của Hội người cao tuổi Việt Nam
1. Tập hợp, đoàn kết, động viên người cao tuổi tham gia sinh hoạt Hội người cao tuổi, góp phần thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Làm nòng cốt trong phong trào toàn dân chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi.
3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi.
4. Nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của người cao tuổi để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Đại diện cho người cao tuổi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, các hoạt động đối ngoại nhân dân vì lợi ích của người cao tuổi và của Tổ quốc.

Theo đó, có thể thấy rằng Hội người cao tuổi Việt Nam sẽ có nhiệm vụ như sau:

+ Tập hợp, đoàn kết, động viên người cao tuổi tham gia sinh hoạt Hội người cao tuổi, góp phần thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Làm nòng cốt trong phong trào toàn dân chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi.

+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi.

+ Nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của người cao tuổi để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Đại diện cho người cao tuổi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, các hoạt động đối ngoại nhân dân vì lợi ích của người cao tuổi và của Tổ quốc.

Người cao tuổi

Người cao tuổi (Hình từ Internet)

Công tác người cao tuổi sẽ được cơ quan quản lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Người cao tuổi 2009 như sau:

Cơ quan quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi; lồng ghép hoạt động về người cao tuổi vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

Như vậy, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi. Bên cạnh đó là các công tác quản lý của cơ quan, ban ngành khác.

Trách nhiệm của bộ và cơ quan ngang bộ trong công tác đối với người cao tuổi ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Người cao tuổi 2009 như sau:

Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về công tác người cao tuổi;
b) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về người cao tuổi, chương trình, kế hoạch về công tác người cao tuổi;
c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về người cao tuổi;
d) Thực hiện hợp tác quốc tế về người cao tuổi;
đ) Thực hiện công tác báo cáo về người cao tuổi;
e) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống kê về người cao tuổi;
g) Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ ban hành và tổ chức thực hiện quy định về bồi dưỡng người làm công tác người cao tuổi;
h) Chủ trì phối hợp với Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ và bồi dưỡng nhân viên chăm sóc người cao tuổi;
i) Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy hoạch các cơ sở chăm sóc người cao tuổi trong cả nước.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng; hướng dẫn việc quản lý bệnh mạn tính của người cao tuổi;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh tim mạch, tiểu đường, an-dây-mơ (alzheimer) và các bệnh mạn tính khác, bệnh về sức khoẻ sinh sản của người cao tuổi;
c) Đào tạo, bồi dưỡng thầy thuốc, nhân viên y tế chuyên ngành lão khoa.
3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành quy định về tổ chức, chế độ, chính sách đối với người làm công tác người cao tuổi.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn việc bố trí ngân sách thực hiện chính sách chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi và hỗ trợ kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền các dự án nhà nước về chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi; chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống kê về người cao tuổi.
6. Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch chỉ đạo việc hỗ trợ người cao tuổi trong các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch; chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền kịp thời, chính xác chính sách, pháp luật về người cao tuổi.

Như vậy, trách nhiệm của bộ và cơ quan ngang bộ trong công tác đối với người cao tuổi thực hiện như trên.

Hội Người cao tuổi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hội người cao tuổi có phải là tổ chức chính trị xã hội không?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
Pháp luật
Chủ tịch Hội người cao tuổi xã có thuộc trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và có phải đóng bảo hiểm y tế hay không?
Pháp luật
Thành viên Ban thường vụ Hội người cao tuổi Việt Nam bao gồm những đối tượng nào? Ủy viên Ban Thường vụ Hội có được bầu là Phó chủ tịch hội không?
Pháp luật
Ban chấp hành Hội người cao tuổi Việt Nam có thẩm quyền bầu chủ tịch hội hay không? Chủ tịch hội sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Hội người cao tuổi Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào bố trí ngân sách, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho hội?
Pháp luật
Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội người cao tuổi Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào triệu tập?
Pháp luật
Cá nhân muốn tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam nhưng chưa đủ tuổi quy định thì có được phép hay không?
Pháp luật
Nộp phí Hội người cao tuổi tại địa phương được quy định như thế nào? Có phải ai cũng phải đóng phí hội người cao tuổi không?
Pháp luật
Hội Người cao tuổi Việt Nam là tổ chức gì? Địa vị pháp lý của Hội Người cao tuổi được xác định như thế nào?
Pháp luật
Ban Đại diện Hội Người cao tuổi thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Ban Đại diện Hội Người cao tuổi sinh hoạt theo chế độ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội Người cao tuổi
9,499 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội Người cao tuổi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội Người cao tuổi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào