Hội nghị quy hoạch các chức danh lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước theo quy định chỉ được tiến hành khi nào?
Hội nghị quy hoạch các chức danh lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước chỉ được tiến hành khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy định quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 766/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về tổ chức các hội nghị quy hoạch như sau:
Quy định về tổ chức các hội nghị quy hoạch
1. Hội nghị chỉ được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 công chức thuộc thành phần triệu tập tham gia dự họp có mặt. Trường hợp công chức thuộc thành phần triệu tập tham gia dự họp vắng mặt thì không được phép ủy quyền cho người khác dự họp thay.
2. Đối với các hội nghị có cùng thành phần tham gia thì trong cùng hội nghị có thể triển khai nội dung, thủ tục quy hoạch cho nhiều chức danh quy hoạch.
3. Trước khi vào hội nghị, chủ trì hội nghị chỉ định một trong số các thành viên tham gia dự họp làm thư ký của Hội nghị.
4. Nội dung, kết quả hội nghị phải được lập thành biên bản.
Như vậy, theo quy định thì Hội nghị quy hoạch các chức danh lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước chỉ được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 công chức thuộc thành phần triệu tập tham gia dự họp có mặt.
Trường hợp công chức thuộc thành phần triệu tập tham gia dự họp vắng mặt thì không được phép ủy quyền cho người khác dự họp thay.
Hội nghị quy hoạch các chức danh lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước chỉ được tiến hành khi nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham gia dự họp thì có được bỏ nhiều phiếu giới thiệu không?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Quy định quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 766/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về tổ chức lấy phiếu giới thiệu quy hoạch như sau:
Quy định về tổ chức lấy phiếu giới thiệu quy hoạch
1. Trường hợp một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham gia dự họp thì khi bỏ phiếu giới thiệu quy hoạch chỉ bỏ một phiếu.
2. Khi thực hiện lấy phiếu giới thiệu quy hoạch theo phương thức bỏ phiếu kín, phải thành lập Tổ Kiểm phiếu. Tổ Kiểm phiếu do người chủ trì đề xuất và phải được hội nghị thông qua (theo phương thức giơ tay).
3. Thành phần hội nghị ở các bước trong quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch tương tự như thành phần hội nghị ở các bước trong quy trình xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp.
Như vậy, theo quy định, trường hợp một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham gia dự họp thì khi bỏ phiếu giới thiệu quy hoạch chỉ được bỏ một phiếu.
Danh mục hồ sơ nhân sự quy hoạch của Kiểm toán nhà nước bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 15 Quy định quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 766/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về danh mục hồ sơ nhân sự quy hoạch như sau:
Danh mục hồ sơ nhân sự quy hoạch
Danh mục hồ sơ nhân sự quy hoạch gồm có:
1. Tờ trình và bảng tổng hợp kết quả kiểm phiếu ở các bước.
2. Sơ yếu lý lịch theo quy định hiện hành do cá nhân tự khai và cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ xác nhận; có dán ảnh màu khổ 4x6.
3. Nhận xét, đánh giá của các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị của cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ, về: (1) Phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ. (2) Năng lực công tác và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. (3) Uy tín và triển vọng phát triển.
4. Kết luận về tiêu chuẩn chính trị của cấp có thẩm quyền theo Quy định của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.
5. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu ban hành kèm theo quy định hiện hành (có ký xác nhận của người kê khai và người nhận bản kê khai theo quy định).
6. Bản sao có giá trị pháp lý các văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị... (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).
Lưu ý: Các tài liệu nêu tại Mục 2, 3, 4, 5 không quá 6 tháng tính đến thời điểm xem xét.
Như vậy, theo quy định thì danh mục hồ sơ nhân sự quy hoạch gồm có:
(1) Tờ trình và bảng tổng hợp kết quả kiểm phiếu ở các bước.
(2) Sơ yếu lý lịch theo quy định hiện hành do cá nhân tự khai và cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ xác nhận; có dán ảnh màu khổ 4x6.
(3) Nhận xét, đánh giá của các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị của cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ, về:
- Phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ.
- Năng lực công tác và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Uy tín và triển vọng phát triển.
(4) Kết luận về tiêu chuẩn chính trị của cấp có thẩm quyền theo Quy định của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.
(5) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu ban hành kèm theo quy định hiện hành, có ký xác nhận của người kê khai và người nhận bản kê khai.
(6) Bản sao có giá trị pháp lý các văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị...có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Lưu ý: Các tài liệu nêu tại mục 2, 3, 4, 5 không quá 6 tháng tính đến thời điểm xem xét.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?