Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm cán bộ giữ các chức danh trong doanh nghiệp do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu do ai chủ trì?
- Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm cán bộ giữ các chức danh trong doanh nghiệp do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu do ai chủ trì?
- Thành phần tham dự hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm cán bộ gồm những ai?
- Trường hợp cán bộ thuộc thành phần tham gia dự họp vắng mặt thì có được ủy quyền cho người khác hay không?
Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm cán bộ giữ các chức danh trong doanh nghiệp do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu do ai chủ trì?
Căn cứ khoản 5 Điều 8 Quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 552/QĐ-BXD năm 2017 quy định về việc tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm cán bộ như sau:
Quy định về việc tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm cán bộ
1. Hội nghị chỉ được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 cán bộ thuộc thành phần tham gia dự họp có mặt. Trường hợp cán bộ thuộc thành phần tham gia dự họp vắng mặt thì không được phép ủy quyền cho người khác dự thay.
2. Trước khi vào Hội nghị, chủ trì Hội nghị chỉ định một trong số các thành viên tham gia dự họp làm Thư ký của Hội nghị.
3. Trường hợp một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu thì khi bỏ phiếu tín nhiệm chỉ bỏ một phiếu.
4. Khi thực hiện lấy phiếu tín nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín, phải thành lập Ban Kiểm phiếu. Ban Kiểm phiếu do người chủ trì đề xuất và phải được Hội nghị biểu quyết (theo phương thức giơ tay).
5. Chủ trì Hội nghị: Đại diện Chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổ trưởng Tổ đại diện phần vốn nhà nước do Chủ sở hữu cử.
...
Như vậy, người chủ trì hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm cán bộ bao gồm:
(1) Đại diện Chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên,
(2) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổ trưởng Tổ đại diện phần vốn nhà nước do Chủ sở hữu cử.
Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm cán bộ giữ các chức danh trong doanh nghiệp do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu do ai chủ trì? (Hình từ Internet)
Thành phần tham dự hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm cán bộ gồm những ai?
Căn cứ khoản 6 Điều 8 Quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 552/QĐ-BXD năm 2017 quy định về việc tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm cán bộ như sau:
Quy định về việc tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm cán bộ
...
6. Thành phần tham gia:
Đại diện chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, Tổ đại diện phần vốn, Tổng giám đốc; Phó Tổng giám đốc; Kế toán trưởng; kiểm soát viên; Trưởng và Phó phòng (ban) và tương đương; Trưởng các đơn vị thuộc Tổng công ty; Ban chấp hành (nếu Đảng bộ là Đảng bộ toàn tổng công ty); Ban Thường vụ Đảng ủy (nếu Đảng ủy là đảng ủy cơ quan Tổng công ty). Chủ tịch công đoàn của Tổng công ty; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các doanh nghiệp thành viên 100% vốn thuộc Tổng công ty; người đại diện phần vốn của Tổng công ty là Bí thư, Chủ tịch, Tổng giám đốc các công ty cổ phần do Tổng công ty giữ quyền chi phối và người đại diện vốn nhà nước tại các công ty mà Tổng công ty không chi phối.
7. Nội dung Hội nghị:
Người chủ trì hội nghị nêu yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn chức danh dự kiến bổ nhiệm; danh sách người được giới thiệu bổ nhiệm; chỉ định thư ký hội nghị, tổ kiểm phiếu.
...
Như vậy, thành phần tham dự hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm cán bộ gồm:
(1) Đại diện chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, Tổ đại diện phần vốn, Tổng giám đốc;
(2) Phó Tổng giám đốc;
(3) Kế toán trưởng;
(4) Kiểm soát viên;
(5) Trưởng và Phó phòng (ban) và tương đương;
(6) Trưởng các đơn vị thuộc Tổng công ty;
(7) Ban chấp hành (nếu Đảng bộ là Đảng bộ toàn tổng công ty);
(8) Ban Thường vụ Đảng ủy (nếu Đảng ủy là đảng ủy cơ quan Tổng công ty);
(9) Chủ tịch công đoàn của Tổng công ty;
(10) Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các doanh nghiệp thành viên 100% vốn thuộc Tổng công ty;
(11) Người đại diện phần vốn của Tổng công ty là Bí thư, Chủ tịch, Tổng giám đốc các công ty cổ phần do Tổng công ty giữ quyền chi phối;
(12) Người đại diện vốn nhà nước tại các công ty mà Tổng công ty không chi phối.
Trường hợp cán bộ thuộc thành phần tham gia dự họp vắng mặt thì có được ủy quyền cho người khác hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 552/QĐ-BXD năm 2017 quy định về việc tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm cán bộ như sau:
Quy định về việc tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm cán bộ
1. Hội nghị chỉ được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 cán bộ thuộc thành phần tham gia dự họp có mặt. Trường hợp cán bộ thuộc thành phần tham gia dự họp vắng mặt thì không được phép ủy quyền cho người khác dự thay.
2. Trước khi vào Hội nghị, chủ trì Hội nghị chỉ định một trong số các thành viên tham gia dự họp làm Thư ký của Hội nghị.
3. Trường hợp một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu thì khi bỏ phiếu tín nhiệm chỉ bỏ một phiếu.
4. Khi thực hiện lấy phiếu tín nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín, phải thành lập Ban Kiểm phiếu. Ban Kiểm phiếu do người chủ trì đề xuất và phải được Hội nghị biểu quyết (theo phương thức giơ tay).
5. Chủ trì Hội nghị: Đại diện Chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổ trưởng Tổ đại diện phần vốn nhà nước do Chủ sở hữu cử.
...
Như vậy, theo quy định trường hợp cán bộ thuộc thành phần tham gia dự họp vắng mặt thì không được phép ủy quyền cho người khác dự thay.
Tải về mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?