Hội Kiến tạo Việt Nam được thành lập nhằm mục đích gì? Hội Kiến tạo Việt Nam có những nhiệm vụ như thế nào?
Hội Kiến tạo Việt Nam được thành lập nhằm mục đích gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Điều lệ Hội Kiến tạo Việt Nam ban hành theo Quyết định 141/2005/QĐ-BNV, có quy định về tôn chỉ, mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
1. Hội Kiến tạo Việt Nam (sau đây gọi là Hội) là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của những công dân Việt Nam hoạt động trong chuyên ngành Kiến tạo. Hội Kiến tạo Việt Nam là Hội thành viên của Tổng Hội Địa chất Việt Nam. Hội hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ Hội.
2. Mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết rộng rãi những người hoạt động trong chuyên ngành Kiến tạo nhằm giúp đỡ nhau phát huy tài năng và trí tuệ, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Kiến tạo Việt Nam được thành lập nhằm mục đích là tập hợp đoàn kết rộng rãi những người hoạt động trong chuyên ngành Kiến tạo nhằm giúp đỡ nhau phát huy tài năng và trí tuệ, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Hội Kiến tạo Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội Kiến tạo Việt Nam có những nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Điều lệ Hội Kiến tạo Việt Nam ban hành theo Quyết định 141/2005/QĐ-BNV, có quy định về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ
1. Động viên nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên trong việc nghiên cứu điều tra cơ bản về Kiến tạo nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
2. Khuyến khích và giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, góp phần đào tạo nhân tài của ngành địa chất Việt Nam.
3. Thông tin; phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật địa chất, tài nguyên khoáng sản trong nhân dân; tuyên truyền, khuyến khích sáng tạo của đội ngũ cán bộ và công nhân địa chất.
4. Nghiên cứu áp dụng các học thuyết mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các kinh nghiệm tiên tiến ở trong nước và trên thế giới vào công tác điều tra cơ bản về địa chất, về tài nguyên khoáng sản đồng thời bảo vệ môi trường.
5. Tư vấn và phản biện với Nhà nước, các Bộ ngành khi được yêu cầu về chiến lược phát triển địa chất, tài nguyên khoáng sản, về các chính sách, chế độ và các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy ngành địa chất phát triển.
6. Tiến hành các hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm tạo nguồn thu cho quỹ của Hội.
Như vậy, Hội Kiến tạo Việt Nam có những nhiệm vụ như sau:
- Phải động viên nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên trong việc nghiên cứu điều tra cơ bản về Kiến tạo nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước;
- Khuyến khích và giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, góp phần đào tạo nhân tài của ngành địa chất Việt Nam
- Thông tin; phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật địa chất, tài nguyên khoáng sản trong nhân dân; tuyên truyền, khuyến khích sáng tạo của đội ngũ cán bộ và công nhân địa chất.
- Nghiên cứu áp dụng các học thuyết mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các kinh nghiệm tiên tiến ở trong nước và trên thế giới vào công tác điều tra cơ bản về địa chất, về tài nguyên khoáng sản đồng thời bảo vệ môi trường.
- Tư vấn và phản biện với Nhà nước, các Bộ ngành khi được yêu cầu về chiến lược phát triển địa chất, tài nguyên khoáng sản, về các chính sách, chế độ và các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy ngành địa chất phát triển.
- Tiến hành các hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm tạo nguồn thu cho quỹ của Hội
Hội Kiến tạo Việt Nam hoạt động theo phương thức nào?
Căn cứ tại Điều 5 Điều lệ Hội Kiến tạo Việt Nam ban hành theo Quyết định 141/2005/QĐ-BNV, có quy định về phương thức hoạt động như sau:
Phương thức hoạt động
1. Tổ chức hội nghị, hội thảo, trao đổi thông tin về chuyên ngành Kiến tạo trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
2. Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ cho các hội viên và quần chúng.
3. Tham gia xuất bản các sách báo ngành Kiến tạo theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu điều tra địa chất, khoáng sản, khen thưởng động viên các hoạt động sáng tạo, các công trình nghiên cứu và thành tích học tập của học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh trong ngành.
5. Mở rộng quan hệ hợp tác với các hội ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ cho Hội phát triển.
Theo quy định trên thì Hội Kiến tạo Việt Nam hoạt động theo phương thức sau:
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, trao đổi thông tin về chuyên ngành Kiến tạo trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ cho các hội viên và quần chúng.
- Tham gia xuất bản các sách báo ngành Kiến tạo theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu điều tra địa chất, khoáng sản, khen thưởng động viên các hoạt động sáng tạo, các công trình nghiên cứu và thành tích học tập của học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh trong ngành.
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các hội ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ cho Hội phát triển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?