Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nào? Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có các nhiệm vụ như thế nào?
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Điều lệ Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ban hành theo Quyết định 107/2005/QĐ-BNV, có quy định về nguyên tắc và phạm vi hoạt động như sau:
Nguyên tắc và phạm vi hoạt động
1. Hội hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí.
2. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước trong lĩnh vực khoa học lịch sử.
3. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và tài khỏan riêng tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước. Trụ sở Hội đặt tại Thủ đô Hà Nội. Hội có văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và khu vực.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí.
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có các nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Điều lệ Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ban hành theo Quyết định 107/2005/QĐ-BNV, có quy định về nhiệm vụ của Hội như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Tập hợp, đoàn kết, giúp đỡ hội viên trong việc nghiên cứu, học tập, phổ biến và cập nhật thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác, góp phần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn ngành sử học.
2. Tư vấn hợp tác giữa các hội viên ở Trung ương và địa phương trong việc đào tạo, học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt; động viên quần chúng nhân dân tham gia công tác sưu tầm, bảo quản, bảo vệ tài liệu lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; tham gia nghiên cứu và biên soạn lịch sử địa phương, lịch sử các ngành.
3. Đề xuất với các cơ quan Đảng, Nhà nước về các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển ngành sử học Việt Nam.
4. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong lĩnh vực sử học theo quy định của pháp luật để học tập, trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ và tạo điều kiện cho Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phát triển.
5. Tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các dự án công trình, đề tài nghiên cứu của Nhà nước và xã hội có liên quan đến khoa học lịch sử khi có yêu cầu.
6. Bảo vệ danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên phù hợp với pháp luật hiện hành
Theo quy định trên thì Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có các nhiệm vụ như sau:
- Tập hợp, đoàn kết, giúp đỡ hội viên trong việc nghiên cứu, học tập, phổ biến và cập nhật thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác, góp phần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn ngành sử học.
- Tư vấn hợp tác giữa các hội viên ở Trung ương và địa phương trong việc đào tạo, học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt; động viên quần chúng nhân dân tham gia công tác sưu tầm, bảo quản, bảo vệ tài liệu lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; tham gia nghiên cứu và biên soạn lịch sử địa phương, lịch sử các ngành.
- Đề xuất với các cơ quan Đảng, Nhà nước về các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển ngành sử học Việt Nam.
- Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong lĩnh vực sử học theo quy định của pháp luật để học tập, trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ và tạo điều kiện cho Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phát triển.
- Tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các dự án công trình, đề tài nghiên cứu của Nhà nước và xã hội có liên quan đến khoa học lịch sử khi có yêu cầu.
- Bảo vệ danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên phù hợp với pháp luật hiện hành
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có các quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Điều lệ Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ban hành theo Quyết định 107/2005/QĐ-BNV, có quy định về quyền hạn của Hội như sau:
Quyền hạn của Hội
1. Đại diện cho các tổ chức thành viên và hội viên trong các hoạt động có liên quan đến tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của Hội khoa học Lịch sử Việt Nam.
2. Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, cung cấp các hoạt động dịch vụ đối với các tổ chức hay cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
3. Bảo trợ cho hội viên triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học, dự án thuộc lĩnh vực khoa học lịch sử khi có yêu cầu.
4. Tổ chức hội thảo khoa học, xuất bản sách, tạp chí của Hội theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức các diễn đàn khoa học, các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao hiểu biết cho hội viên và quần chúng yêu thích lịch sử.
6. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
7. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
8. Hội được gia nhập Hội sử học quốc tế và khu vực theo quy định của pháp luật.
Như vậy thì Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có các quyền hạn được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?