Hội Khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam có trụ sở chính ở đâu? Quyền hạn của Hội được quy định như thế nào?
Hội Khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam có trụ sở chính ở đâu?
Theo Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 892/QĐ-BNV năm 2012 quy định về nguyên tắc, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý như sau:
Nguyên tắc, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý
1. Hội Khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính, tuân thủ quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ Hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hội Khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành có liên quan theo quy định của pháp luật về lĩnh vực Hội hoạt động.
3. Hội Khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng, tài khoản và cơ quan ngôn luận riêng. Trụ sở chính của Hội đặt tại Hà Nội. Tùy theo yêu cầu công việc thực tế, Hội có thể thành lập văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.
4. Hội Khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam là thành viên của Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Theo quy định trên, Hội Khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam có trụ sở chính ở Hà Nội.
Hội Khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hội Khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 892/QĐ-BNV năm 2012 về nhiệm vụ của Hội như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Tập hợp, động viên tinh thần tích cực và khả năng sáng tạo của hội viên nhằm thúc đẩy việc ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật biển; sử dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật biển phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên trong hoạt động khoa học kỹ thuật biển theo quy định của pháp luật.
2. Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phổ biến kiến thức, cập nhật thông tin về biển, khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường biển cho hội viên và đông đảo nhân dân, góp phần xây dựng xã hội học tập; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và kinh tế biển.
3. Cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, có hiệu quả cao vào việc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
4. Động viên sự nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên trong nghiên cứu những phương pháp mới, kỹ thuật công nghệ mới nhằm đưa vào khai thác, sử dụng và bảo vệ biển có hiệu quả cao, phù hợp với các giai đoạn phát triển của đất nước.
5. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những chính sách, luật pháp, biện pháp trong việc phát triển khoa học kỹ thuật kinh tế và bảo vệ môi trường biển. Tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách, văn bản pháp lý và những vấn đề liên quan đến lĩnh vực khoa học kỹ thuật - công nghệ và kinh tế biển khi được yêu cầu.
6. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia trong nước và quốc tế để trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động trên biển theo quy định của pháp luật.
7. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động.
Theo đó, Hội Khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Quyền hạn của Hội Khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 892/QĐ-BNV năm 2012 quy định về quyền hạn của Hội như sau:
Quyền hạn của Hội
1. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tuyên truyền mục đích của Hội.
3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội và quy định của pháp luật.
4. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội; hòa giải tranh chấp trong nội bộ Hội.
5. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.
6. Thành lập pháp nhân trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
7. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
8. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.
9. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.
10. Được gia nhập các tổ chức quốc tế có cùng lĩnh vực hoạt động của Hội và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động; cơ quan quyết định cho phép thành lập Hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Như vậy, Hội Khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?