Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức là tổ chức gì? Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan nào?
- Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức là tổ chức gì? Mục đích hoạt động của Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức là gì?
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức là gì?
- Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức có tư cách pháp nhân không? Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan nào?
Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức là tổ chức gì? Mục đích hoạt động của Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức là gì?
Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức là tổ chức gì? Mục đích hoạt động của Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức là gì? (Hình từ Internet)
Tôn chỉ, mục đích của Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức được quy định tại khoản 1 Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Đức do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 762/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Tôn chỉ, mục đích
1. Hội Hữu nghị Việt Nam - Đức (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội, thành viên của Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, hoạt động theo Điều lệ Hội, Điều lệ Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam và tuân thủ luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Mục đích hoạt động của Hội là góp phần vào việc tăng cường và mở rộng quan hệ đoàn kết hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Đức; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Đức đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta; tham gia làm cầu nối góp phần thúc đẩy phát triển sự hợp tác nhiều mặt trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn hóa - xã hội giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Đức.
Theo đó, Hội Hữu nghị Việt Nam - Đức là tổ chức xã hội, thành viên của Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, hoạt động theo Điều lệ Hội, Điều lệ Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam và tuân thủ luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mục đích hoạt động của Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức như sau:
- Hội góp phần vào việc tăng cường và mở rộng quan hệ đoàn kết hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Đức;
- Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Đức đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta;
- Tham gia làm cầu nối góp phần thúc đẩy phát triển sự hợp tác nhiều mặt trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn hóa - xã hội giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Đức.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức là gì?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức được quy định tại Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Đức do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 762/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội
1. Tự nguyện; tự quản.
2. Hiệp thương dân chủ và thống nhất hành động, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Không vì mục đích lợi nhuận.
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức như sau:
- Tự nguyện; tự quản.
- Hiệp thương dân chủ và thống nhất hành động, bình đẳng, công khai, minh bạch.
- Tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Không vì mục đích lợi nhuận.
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức có tư cách pháp nhân không? Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan nào?
Địa vị pháp lý của Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức được quy định tại Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Đức do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 762/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý của Hội
1. Hội Hữu nghị Việt - Đức hoạt động trong phạm vi cả nước, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành khác liên quan theo quy định của pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực hoạt động của Hội.
2. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản tại ngân hàng.
3. Hội có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội và văn phòng đại diện ở một số địa phương theo quy định của pháp luật.
Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức có tư cách pháp nhân. Ngoài ra Hội còn có có con dấu và tài khoản tại ngân hàng.
Hội Hữu nghị Việt - Đức hoạt động trong phạm vi cả nước, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành khác liên quan theo quy định của pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực hoạt động của Hội.
Trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội và văn phòng đại diện ở một số địa phương theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân là ai? Đại biểu Hội đồng nhân dân phải có các phẩm chất đạo đức nào?
- Từ ngày 30/10/2024, bổ sung quy định giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước như thế nào?
- Người chưa thành niên điều khiển xe mô tô hai bánh gây thiệt hại về sức khỏe cho người bị thiệt hại thì phải bồi thường như thế nào?
- Người lao động nước ngoài có phải xin cấp lại giấy phép lao động khi thay đổi địa điểm làm việc trong thời gian làm việc tại Việt Nam không?
- Cước hành lý khi đi máy bay có phải là công tác phí không? Người đi công tác được thanh toán chi phí cước hành lý trong trường hợp nào?