Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính có thể không có Hội thẩm nhân dân đúng không? Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm gồm những ai?
Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 154 Luật Tố tụng hành chính 2015 về thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm như sau:
Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm
Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 249 của Luật này. Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân trong trường hợp sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến nhiều đối tượng.
2. Vụ án phức tạp.
Theo đó, hội đồng Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 249 của Luật này.
Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân trong trường hợp sau đây:
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến nhiều đối tượng.
- Vụ án phức tạp.
Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính có thể không có Hội thẩm nhân dân đúng không? (Hình từ internet)
Hội đồng xét xử sơ thẩm có quyền quyết định những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 193 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có quyền quyết định những nội dung sau:
- Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật;
- Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật và quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan (nếu có); buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật; đồng thời kiến nghị cách thức xử lý đối với quyết định hành chính trái pháp luật đã bị hủy;
- Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố hành vi hành chính là trái pháp luật, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan (nếu có); buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật;
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;
- Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại vụ việc theo quy định của Luật cạnh tranh;
- Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri theo quy định của pháp luật;
- Buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật gây ra;
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước.
Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính có thể không có Hội thẩm nhân dân đúng không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 249 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về phiên tòa theo thủ tục rút gọn như sau:
Phiên tòa theo thủ tục rút gọn
1. Việc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán thực hiện.
2. Thẩm phán tiến hành thủ tục khai mạc phiên tòa theo quy định tại Điều 169 của Luật này.
3. Sau khi khai mạc phiên tòa, Thẩm phán tiến hành đối thoại, trừ trường hợp không tiến hành đối thoại được theo quy định tại Điều 135 của Luật này. Trường hợp đương sự thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán lập biên bản đối thoại thành và ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành theo quy định tại Điều 140 của Luật này. Trường hợp đương sự không thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử.
Việc trình bày, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm về việc giải quyết vụ án được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương XI của Luật này.
4. Trường hợp tại phiên tòa mà phát sinh tình tiết mới quy định tại khoản 2 Điều 246 của Luật này làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn thì Thẩm phán xem xét, quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường và thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại theo quy định tại khoản 3 Điều 246 của Luật này.
Theo đó, việc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán thực hiện.
Như vậy, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính có thể chỉ có một thẩm phán và không có Hội thẩm nhân dân nếu vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?
- Thông tin gốc về doanh nghiệp là gì? Ngành nghề kinh doanh có được ghi nhận vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp?
- Di dời công trình xây dựng là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình gồm những giấy tờ nào?
- Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là gì? Có bao gồm thời hạn sử dụng công trình xây dựng không?