Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm giảm nhẹ hình phạt cho những bị cáo không có kháng cáo, kháng nghị hay không?
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 355 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm như sau:
“1. Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:
a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
b) Sửa bản án sơ thẩm;
c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;
đ) Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.”
Như vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:
- Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
- Sửa bản án sơ thẩm;
- Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
- Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;
- Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.
Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo không có kháng cáo, kháng nghị hay không?
Trường hợp nào Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 358 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại cụ thể như sau:
(1) Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong các trường hợp:
- Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm;
- Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.
(2) Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới trong các trường hợp:
- Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng thành phần mà Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm;
- Người được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội;
- Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ;
- Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án theo quy định tại Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo không có kháng cáo, kháng nghị hay không?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 3 Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về việc sửa bản án sơ thẩm như sau:
“1. Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp;
b) Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
c) Giảm hình phạt cho bị cáo;
d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;
đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;
e) Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.
3. Trường hợp có căn cứ, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều này cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.”
Từ những quy định trên, trường hợp có căn cứ thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị, cụ thể:
- Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp;
- Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
- Giảm hình phạt cho bị cáo;
- Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;
- Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;
- Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.
Như vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm vẫn có thể sửa bản án sơ thẩm giảm nhẹ hình phạt cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị khi có căn cứ.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến việc Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo không có kháng cáo, kháng nghị theo quy định pháp luật mới nhất hiện nay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn soạn thảo dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27? Dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 có dạng như thế nào?
- Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn, cải biến, sáng tạo trong một tác phẩm văn học chọn lọc? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?
- Ái kỷ là gì? Dấu hiệu của ái kỷ? Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có khám tâm thần không?
- Mẫu đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu trường đại học mới nhất? Tải mẫu?
- Tổng hợp mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động mới nhất? Cách ghi biên bản điều tra tai nạn lao động?