Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ tổ chức phiên họp phải có ít nhất bao nhiêu thành viên tham dự?
Việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ được tiến hành ở mấy cấp?
Theo Điều 16 Nghị định 78/2014/NĐ-CP quy định về quy trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ như sau:
Quy trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ
Việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ được tiến hành ở 03 cấp như sau:
1. Cấp cơ sở:
Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước được xem xét tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý tác giả công trình thành lập.
Trong trường hợp tác giả công trình không có cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thì Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ nơi tác giả cư trú thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở;
Đối với tác giả là người nước ngoài có công trình nghiên cứu về Việt Nam, công trình phải được một tổ chức khoa học và công nghệ công lập có lĩnh vực hoạt động chuyên môn phù hợp với lĩnh vực của công trình đề xuất xét tặng giải thưởng với Bộ, ngành, địa phương quản lý (qua cơ quan chủ quản trực tiếp, nếu có) và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tổ chức khoa học và công nghệ có trách nhiệm hỗ trợ tác giả công trình hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng theo quy định và thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở sau khi có ý kiến đồng ý của cơ quan chủ quản và Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Cấp Bộ, ngành, địa phương:
Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước được xem xét tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Bộ, ngành, địa phương do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập.
3. Cấp nhà nước thực hiện qua hai bước:
a) Bước 1: Xem xét hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước tại các Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập;
b) Bước 2: Xem xét hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Kết quả xét tặng giải thưởng được Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước gửi Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương để tổng hợp hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng giải thưởng.
Đối chiếu với quy định trên thì việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ được tiến hành ở 03 cấp như sau:
(1) Cấp cơ sở
(2) Cấp Bộ, ngành, địa phương
(3) Cấp nhà nước.
Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ tổ chức phiên họp phải có ít nhất bao nhiêu thành viên tham dự? (Hình từ Internet)
Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ các cấp bao gồm những thành phần nào?
Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 78/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 60/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thành phần, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp
1. Thành phần Hội đồng xét tặng giải thưởng
a) Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp gồm chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên phản biện và các thành viên khác. Chủ tịch Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp là nhà khoa học có uy tín, am hiểu sâu lĩnh vực khoa học và công nghệ của công trình. Các thành viên Hội đồng là đại diện cho các cơ sở đã ứng dụng kết quả công trình, các nhà khoa học, nhà công nghệ, nhà quản lý có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu lĩnh vực khoa học và công nghệ của công trình.
Hội đồng phân công thành viên là chuyên gia am hiểu sâu lĩnh vực khoa học của công trình làm ủy viên phản biện viết nhận xét, đánh giá công trình. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng đề nghị thủ trưởng cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng mời thêm chuyên gia phản biện độc lập.
b) Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở có từ 07 đến 09 thành viên. Trường hợp cần thiết, người thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở có thể mời thêm chuyên gia am hiểu lĩnh vực khoa học và công nghệ của công trình tham gia Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
c) Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Bộ, ngành, địa phương có từ 09 đến 11 thành viên.
d) Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp nhà nước có từ 11 đến 13 thành viên, do Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định sau khi thống nhất với Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước. Thành viên Hội đồng là các nhà khoa học uy tín, có công trình cùng chuyên ngành với một trong các công trình đề nghị xét tặng giải thưởng.
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp Nhà nước là thành viên của Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước.
đ) Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước có từ 21 đến 25 thành viên, gồm các nhà khoa học có uy tín ở nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp gồm chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên phản biện và các thành viên khác.
Chủ tịch Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp là nhà khoa học có uy tín, am hiểu sâu lĩnh vực khoa học và công nghệ của công trình.
Các thành viên Hội đồng là đại diện cho các cơ sở đã ứng dụng kết quả công trình, các nhà khoa học, nhà công nghệ, nhà quản lý có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu lĩnh vực khoa học và công nghệ của công trình.
Hội đồng phân công thành viên là chuyên gia am hiểu sâu lĩnh vực khoa học của công trình làm ủy viên phản biện viết nhận xét, đánh giá công trình.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng đề nghị thủ trưởng cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng mời thêm chuyên gia phản biện độc lập.
Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ tổ chức phiên họp phải có ít nhất bao nhiêu thành viên tham dự?
Tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 78/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 60/2019/NĐ-CP quy định:
Thành phần, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp
...
2. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp:
a) Hội đồng đánh giá công bằng, dân chủ, khách quan, biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín và quyết định theo tỷ lệ quy định cho từng cấp xét thưởng;
b) Hội đồng xét tặng giải thưởng chỉ xem xét những hồ sơ đáp ứng đầy đủ các văn bản, tài liệu theo quy định;
c) Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước chỉ xem xét những công trình được Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp nhà nước đề nghị; Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp nhà nước chỉ xem xét những công trình được Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp bộ, ngành, địa phương đề nghị; Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp bộ, ngành, địa phương chỉ xem xét những công trình được Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở đề nghị;
d) Việc xét tặng giải thưởng cho các công trình có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước được áp dụng quy trình, thủ tục chung nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
đ) Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở, bộ, ngành, địa phương và chuyên ngành cấp Nhà nước:
Số lượng các phiên họp Hội đồng phụ thuộc vào số lượng, quy mô công trình đề nghị xét tặng giải thưởng, do cơ quan Thường trực tổ chức xét giải thưởng quyết định trên cơ sở đề xuất của Chủ tịch Hội đồng;
Cuộc họp Hội đồng phải có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng tham dự, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch (được Chủ tịch ủy quyền bằng văn bản) chủ trì và có 02 ủy viên phản biện. Chủ tịch Hội đồng quy định trình tự, thủ tục làm việc của Hội đồng trên cơ sở thống nhất ý kiến của các thành viên Hội đồng.
Thành viên Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp có trách nhiệm nghiên cứu, nhận xét và đánh giá hồ sơ công trình đề nghị xét tặng giải thưởng bằng văn bản; thành viên Hội đồng vắng mặt phải gửi văn bản nhận xét, đánh giá công trình đề nghị xét tặng giải thưởng; nội dung cuộc họp phải được ghi thành biên bản, có chữ ký của người chủ trì, thư ký khoa học do Hội đồng bầu chọn.”
e) Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Nhà nước:
Hội đồng tổ chức phiên họp phải có ít nhất 90% thành viên Hội đồng có mặt, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng (được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền bằng văn bản), số lượng phiên họp, trình tự, thủ tục làm việc của Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
Theo đó, Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ cấp Nhà nước tổ chức phiên họp phải có ít nhất 90% thành viên Hội đồng có mặt.
Trong đó, có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng (được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền bằng văn bản), số lượng phiên họp, trình tự, thủ tục làm việc của Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên mới nhất? Tải về Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên của chi bộ?
- Mẫu Đơn đề nghị học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là cổ đông như thế nào? Điều kiện đối với cổ đông sáng lập?
- Mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án hình sự mới nhất là mẫu nào? Tải về và hướng dẫn viết mẫu?