Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo có chức năng gì? Hội đồng xét chi phí bồi hoàn tiến hành họp khi nào?
Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo có chức năng gì?
Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo có chức năng được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC như sau:
Hội đồng xét chi phí bồi hoàn
1. Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày ra quyết định điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người học không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học và cấp chi phí đào tạo từ ngân sách nhà nước thành lập Hội đồng xét chi phí bồi hoàn đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 143/2013/NĐ-CP.
2. Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày người học tự ý bỏ việc hoặc có đơn xin thôi việc mà chưa chấp hành đủ thời gian làm việc theo quy định, thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động thành lập Hội đồng xét chi phí bồi hoàn đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 143/2013/NĐ-CP.
3. Hội đồng xét chi phí bồi hoàn (sau đây gọi là Hội đồng) có chức năng tư vấn giúp thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn trong việc tính và kiến nghị mức chi phí bồi hoàn.
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo có chức năng tư vấn giúp thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn trong việc tính và kiến nghị mức chi phí bồi hoàn.
Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo có chức năng gì? Hội đồng xét chi phí bồi hoàn tiến hành họp khi nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo chỉ tiến hành họp khi nào?
Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo chỉ tiến hành họp theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét chi phí bồi hoàn
1. Hội đồng chỉ tiến hành họp khi có đầy đủ các thành phần Hội đồng tham dự.
2. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc công khai, dân chủ và biểu quyết theo hình thức bỏ phiếu kín theo nguyên tắc đa số.
3. Cuộc họp của Hội đồng phải được ghi thành biên bản để Hội đồng xem xét, thông qua. Biên bản cuộc họp phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.
4. Hội đồng chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo chỉ tiến hành họp khi có đầy đủ các thành phần Hội đồng tham dự.
Trước khi hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo họp thì cần chuẩn bị những gì?
Trước khi hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo họp thì cần chuẩn bị theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC như sau:
Trình tự họp Hội đồng xét chi phí bồi hoàn
1. Chuẩn bị họp Hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm tổ chức cuộc họp xét chi phí bồi hoàn;
b) Thư ký Hội đồng có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến cuộc họp xét chi phí bồi hoàn.
2. Trình tự họp Hội đồng:
a) Thư ký Hội đồng đọc quyết định thành lập Hội đồng;
b) Chủ tịch Hội đồng nêu nhiệm vụ và chương trình làm việc của Hội đồng;
c) Thư ký Hội đồng đọc các quy định liên quan đến việc xét chi phí bồi hoàn;
d) Người phụ trách công tác tài chính, kế toán của cơ quan báo cáo các khoản chi phí cho khóa học và thông báo trường hợp đang được xét bồi hoàn thuộc trường hợp nào trong các trường hợp phải bồi hoàn;
đ) Người phụ trách trực tiếp người lao động báo cáo về thời gian chấp hành sự điều động tại cơ quan (nếu có);
e) Người đại diện tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi cho người lao động (nếu có);
g) Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu kín về trường hợp bồi hoàn và chi phí bồi hoàn;
h) Chủ tịch Hội đồng công bố kết quả bỏ phiếu kín, thông qua biên bản cuộc họp. Chủ tịch hội đồng và Thư ký cuộc họp ký vào biên bản cuộc họp.
3. Kiến nghị về chi phí bồi hoàn của Hội đồng phải được lập thành văn bản và gửi đến thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp.
4. Trên cơ sở kiến nghị của Hội đồng, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền ra quyết định việc bồi hoàn chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kiến nghị.
Như vậy, theo quy định trên thì trước khi hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo họp thì cần chuẩn bị như sau:
- Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm tổ chức cuộc họp xét chi phí bồi hoàn;
- Thư ký Hội đồng có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến cuộc họp xét chi phí bồi hoàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?