Hội đồng tuyển dụng công chức viên chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do ai quyết định thành lập?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm và thẩm quyền như thế nào trong việc quản lý biên chế công chức viên chức?
- Hội đồng tuyển dụng công chức viên chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do ai quyết định thành lập?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền công nhận kết quả thi tuyển của Hội đồng tuyển dụng công chức viên chức không?
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm và thẩm quyền như thế nào trong việc quản lý biên chế công chức viên chức?
Theo Điều 4 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ 08/06/2023) quy định về trách nhiệm và thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc quản lý biên chế công chức viên chức như sau:
Quản lý biên chế
1. Ban hành văn bản hướng dẫn về quản lý biên chế công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Lập kế hoạch biên chế công chức, viên chức và người lao động hàng năm của ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu các ngạch công chức, viên chức của ngành Kiểm sát nhân dân; phê duyệt Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu các ngạch công chức, viên chức hằng năm của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
4. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định biên chế ngành Kiểm sát nhân dân theo từng giai đoạn.
5. Quyết định phân bổ và điều chỉnh biên chế, số lượng Kiểm sát viên cho các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; phân bổ số lượng người lao động cho Viện kiểm sát nhân dân các cấp theo số lượng và yêu cầu công việc cụ thể.
6. Thanh tra, kiểm tra việc quản lý biên chế công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.
7. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về biên chế, số lượng, cơ cấu công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.
Trước đây, căn cứ theo Điều 4 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân Quyết định 521/QĐ-VKSTC năm 2019 (Hết hiệu lực từ 08/06/2023) quy định như sau:
Quản lý biên chế
1. Ban hành văn bản hướng dẫn về quản lý biên chế công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Lập kế hoạch biên chế công chức, viên chức và người lao động hàng năm của ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu các ngạch công chức, viên chức của ngành Kiểm sát nhân dân; phê duyệt Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu các ngạch công chức, viên chức hằng năm của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
4. Quyết định phân bổ và điều chỉnh biên chế, số lượng Kiểm sát viên cho các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; phân bổ biên chế cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; phân bổ số lượng người lao động cho Viện kiểm sát nhân dân các cấp theo chỉ tiêu đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền giao.
5. Thanh tra, kiểm tra việc quản lý biên chế công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.
6. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về biên chế, số lượng, cơ cấu công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Hình từ Internet)
Hội đồng tuyển dụng công chức viên chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do ai quyết định thành lập?
Theo Điều 5 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ 08/06/2023) quy định như sau:
Thành lập các hội đồng
1. Quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp; Hội đồng thi tuyển Điều tra viên các ngạch; Hội đồng thi tuyển Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp.
3. Quyết định thành lập các hội đồng khác theo quy định.
Theo quy định trên, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trước đây, căn cứ theo Điều 5 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân Quyết định 521/QĐ-VKSTC năm 2019 (Hết hiệu lực từ 08/06/2023) quy định như sau:
Thành lập các hội đồng
1. Quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp; Hội đồng thi tuyển Điều tra viên các ngạch; Hội đồng thi tuyển Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp.
3. Quyết định thành lập các hội đồng khác theo quy định.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền công nhận kết quả thi tuyển của Hội đồng tuyển dụng công chức viên chức không?
Theo Điều 6 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ 08/06/2023) quy định như sau:
Tuyển dụng, tiếp nhận
1. Quyết định việc tuyển dụng, tiếp nhận công chức, viên chức và người lao động vào làm việc tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; trực tiếp ký quyết định tiếp nhận công chức, viên chức từ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở lên trong ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Phê duyệt kế hoạch tuyển dụng; công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển của các Hội đồng tuyển dụng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
Theo quy định trên, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển của các Hội đồng tuyển dụng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
Trước đây, căn cứ theo Điều 6 Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân Quyết định 521/QĐ-VKSTC năm 2019 (Hết hiệu lực từ 08/06/2023) quy định như sau:
Tuyển dụng, tiếp nhận
1. Quyết định việc tuyển dụng, tiếp nhận công chức, viên chức và người lao động vào làm việc tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; trực tiếp ký quyết định tiếp nhận công chức, viên chức từ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở lên trong ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển của các Hội đồng tuyển dụng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?