Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Tài chính do ai quyết định thành lập?
- Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Tài chính do ai quyết định thành lập?
- Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ có bao nhiêu thành viên?
- Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ chỉ họp khi có bao nhiêu thành viên dự?
Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Tài chính do ai quyết định thành lập?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 389/QĐ-BTC năm 2019 quy định về tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ như sau:
Tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
1. Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính. Việc tuyển chọn được vận dụng theo quy định và các biểu mẫu tại Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.
a) Hội đồng có từ 05 đến 07 thành viên, bao gồm 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, 01 thư ký khoa học và các ủy viên khác. Thư ký khoa học của hội đồng là cán bộ của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính. Thành viên hội đồng gồm các nhà khoa học, các nhà quản lý có năng lực và chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
b) Hội đồng có thể có 01 ủy viên là người thuộc tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhưng ủy viên này không được làm chủ tịch, ủy viên phản biện. Cá nhân đăng ký tham gia thực hiện nhiệm vụ không được làm ủy viên Hội đồng.
...
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính.
Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Tài chính do ai quyết định thành lập? (Hình từ Internet)
Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 389/QĐ-BTC năm 2019 quy định về tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ như sau:
Tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
1. Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính. Việc tuyển chọn được vận dụng theo quy định và các biểu mẫu tại Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.
a) Hội đồng có từ 05 đến 07 thành viên, bao gồm 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, 01 thư ký khoa học và các ủy viên khác. Thư ký khoa học của hội đồng là cán bộ của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính. Thành viên hội đồng gồm các nhà khoa học, các nhà quản lý có năng lực và chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
b) Hội đồng có thể có 01 ủy viên là người thuộc tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhưng ủy viên này không được làm chủ tịch, ủy viên phản biện. Cá nhân đăng ký tham gia thực hiện nhiệm vụ không được làm ủy viên Hội đồng.
...
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ có từ 05 đến 07 thành viên, bao gồm 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, 01 thư ký khoa học và các ủy viên khác.
Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ chỉ họp khi có bao nhiêu thành viên dự?
Căn cứ khoản 4 Điều 14 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 389/QĐ-BTC năm 2019 quy định về tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ như sau:
Tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
...
2. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cử 01 chuyên viên làm thư ký hành chính, có trách nhiệm giúp việc cho Hội đồng trong các công tác về hành chính.
3. Hồ sơ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ được gửi cho các ủy viên Hội đồng ít nhất 03 (ba) ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng. Mỗi ủy viên viết phiếu nhận xét tuyển chọn, giao trực tiếp (Mẫu 13.PNXTC&G) gửi về Viện Chiến lược và Chính sách tài chính tổng hợp ít nhất 01 (một) ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng.
4. Hội đồng chỉ họp khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng, ít nhất 01 ủy viên phản biện. Hội đồng có thể mời đại diện cơ quan quản lý và các đơn vị liên quan dự phiên họp của Hội đồng; các ý kiến của đại biểu được mời dự họp chỉ mang tính tham khảo cho Hội đồng.
5. Đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ theo thang điểm tối đa 100 điểm với nhóm tiêu chí và thang điểm cụ thể như sau:
a) Tổng quan tình hình nghiên cứu (điểm tối đa 12);
b) Nội dung và hoạt động hỗ trợ nghiên cứu (điểm tối đa 12);
...
Như vậy, theo quy định, Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ chỉ họp khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng, ít nhất 01 ủy viên phản biện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục tiêu hoạt động của Công ty Xổ số điện toán Việt Nam là gì? Công ty Xổ số điện toán Việt Nam có những nghĩa vụ gì?
- Tổng hợp mẫu hộ chiếu nổ mìn mới nhất 2025? Tải mẫu hộ chiếu nổ mìn mới nhất 2025 theo Thông tư 23?
- Sản xuất thực phẩm tươi sống có cần lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm không?
- Tổng Giám đốc Công ty Xổ số điện toán Việt Nam do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn và điều kiện của Tổng Giám đốc là gì?
- Được nhận đến 5 triệu đồng khi báo tin vi phạm giao thông từ 1/1/2025 theo Nghị định 176/2024/NĐ-CP?