Hội đồng tư vấn Chương trình Nhãn xanh Việt Nam có chức năng gì? Hội đồng tư vấn Chương trình Nhãn xanh Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Hội đồng tư vấn Chương trình Nhãn xanh Việt Nam có chức năng gì?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 2604/QĐ-BTNMT năm 2013, có quy định về thành lập Hội đồng tư vấn Chương trình Nhãn xanh Việt Nam như sau:
Thành lập Hội đồng tư vấn Chương trình Nhãn xanh Việt Nam.
1. Hội đồng tư vấn Chương trình Nhãn xanh Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội đồng) có chức năng tư vấn, giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai và phát triển Chương trình Nhãn xanh Việt Nam.
2. Hội đồng được sử dụng con dấu của Tổng cục Môi trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3. Kinh phí hoạt động của Hội đồng được Bộ Tài nguyên và Môi trường bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
4. Hội đồng hoạt động theo Quy chế làm việc do Chủ tịch Hội đồng ban hành.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng tư vấn Chương trình Nhãn xanh Việt Nam có chức năng tư vấn, giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai và phát triển Chương trình Nhãn xanh Việt Nam.
Hội đồng tư vấn Chương trình Nhãn xanh Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội đồng tư vấn Chương trình Nhãn xanh Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 2604/QĐ-BTNMT năm 2013, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng
1. Thẩm định danh mục nhóm sản phẩm là đối tượng tham gia của Chương trình Nhãn xanh Việt Nam; tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam cho các nhóm sản phẩm là đối tượng của Chương trình.
2. Tư vấn cơ chế, chính sách và pháp luật về phát triển sản phẩm thân thiện môi trường được chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam.
3. Tư vấn xây dựng và triển khai mô hình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm phẩm thân thiện môi trường.
4. Truyền thông, quảng bá Chương trình Nhãn xanh Việt Nam.
5. Huy động các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động của Chương trình Nhãn xanh Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng tư vấn Chương trình Nhãn xanh Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thẩm định danh mục nhóm sản phẩm là đối tượng tham gia của Chương trình Nhãn xanh Việt Nam; tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam cho các nhóm sản phẩm là đối tượng của Chương trình.
- Tư vấn cơ chế, chính sách và pháp luật về phát triển sản phẩm thân thiện môi trường được chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam.
- Tư vấn xây dựng và triển khai mô hình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm phẩm thân thiện môi trường.
- Truyền thông, quảng bá Chương trình Nhãn xanh Việt Nam.
- Huy động các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động của Chương trình Nhãn xanh Việt Nam.
Cơ quan nào là cơ quan thường trực của Hội đồng Chương trình Nhãn xanh Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 2604/QĐ-BTNMT năm 2013, có quy định về cơ quan giúp việc Hội đồng như sau:
Cơ quan giúp việc Hội đồng
1. Tổng cục Môi trường là cơ quan thường trực của Hội đồng.
2. Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam là cơ quan giúp việc Hội đồng, đặt tại Tổng cục Môi trường do Vụ trưởng Vụ Chính sách, Pháp chế làm Chánh Văn phòng. Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, sử dụng công chức của Vụ Chính sách Pháp chế để thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong trường hợp cần thiết, đề xuất Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường ký hợp đồng lao động có thời hạn.
Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Môi trường là cơ quan thường trực của Hội đồng Chương trình Nhãn xanh Việt Nam.
Ủy viên Hội đồng Chương trình Nhãn xanh Việt Nam gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 2604/QĐ-BTNMT năm 2013, có quy định về thành viên của Hội đồng như sau:
Thành viên của Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng: Ông Lê Kế Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường.
2. Ủy viên Hội đồng:
a) Đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương;
b) Đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ;
c) Đại diện Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng;
d) Đại diện Cục Quản lý môi trường, Bộ Y tế;
đ) Đại diện Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa học, Công nghệ, Tổng cục Môi trường;
e) Đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi trường;
g) Đại diện Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường thuộc Tổng cục Môi trường;
h) Trong trường hợp cần thiết Chủ tịch Hội đồng quyết định mời đại diện cơ quan có liên quan làm Ủy viên Hội đồng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.
i) Đại diện Vụ Chính sách và Pháp chế Tổng cục Môi trường, ủy viên kiêm thư ký Hội đồng;
3. Chủ tịch Hội đồng tư vấn Chương trình Nhãn xanh Việt Nam phê duyệt danh sách thành viên của Hội đồng trên cơ sở đề nghị của Chánh văn phòng Nhãn xanh Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy viên Hội đồng Chương trình Nhãn xanh Việt Nam gồm:
- Đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương;
- Đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Đại diện Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng;
- Đại diện Cục Quản lý môi trường, Bộ Y tế;
- Đại diện Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa học, Công nghệ, Tổng cục Môi trường;
- Đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi trường;
- Đại diện Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường thuộc Tổng cục Môi trường;
- Trong trường hợp cần thiết Chủ tịch Hội đồng quyết định mời đại diện cơ quan có liên quan làm Ủy viên Hội đồng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.
- Đại diện Vụ Chính sách và Pháp chế Tổng cục Môi trường, ủy viên kiêm thư ký Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?