Hội đồng tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền quyết định việc tiêu hủy tiền hay không?
- Hội đồng tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền quyết định việc tiêu hủy tiền hay không?
- Tiền sau khi được tiêu hủy có thể khôi phục để sử dụng lại hay không?
- Việc tiến hành giao tiền tiêu hủy cho từng cụm tiêu hủy tiền được dựa trên căn cứ nào?
- Xử lý như thế nào đối với tiền tiêu hủy thừa trong quá trình tiêu hủy tiền?
Hội đồng tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền quyết định việc tiêu hủy tiền hay không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-NHNN có quy định về thẩm quyền quyết định tiêu hủy tiền như sau:
Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tiền
1. Căn cứ số liệu tồn kho tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành tại Kho tiền Trung ương, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thời gian tiêu hủy tiền, số lượng, giá trị từng loại tiền tiêu hủy.
2. Hội đồng tiêu hủy tổ chức tiêu hủy tiền tại Cục Phát hành và Kho quỹ ở Hà Nội (sau đây gọi là Cụm tiêu hủy phía Bắc) và tại Chi cục Phát hành và Kho quỹ ở thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Cụm tiêu hủy phía Nam).
Trường hợp cần thiết phải tổ chức tiêu hủy tiền tại cơ sở khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là người có thẩm quyền quyết định thời gian tiêu hủy tiền, số lượng, giá trị từng loại tiền tiêu hủy.
Căn cứ số liệu tồn kho tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành tại Kho tiền Trung ương, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định tiêu hủy tiền.
Theo đó, Hội đồng tiêu hủy tổ chức tiêu hủy tiền tại Cục Phát hành và Kho quỹ ở Hà Nội và tại Chi cục Phát hành và Kho quỹ ở thành phố Hồ Chí Minh.
Do đó, Hội đồng tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không có thẩm quyền quyết định việc tiêu hủy tiền mà chỉ có nhiệm vụ tổ chức tiêu hủy tiền sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định tiêu hủy tiền.
Hội đồng tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền quyết định việc tiêu hủy tiền hay không? (Hình từ Internet).
Tiền sau khi được tiêu hủy có thể khôi phục để sử dụng lại hay không?
Theo Điều 4 Thông tư 03/2020/TT-NHNN có quy định như sau:
Nguyên tắc tiêu hủy tiền
1. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài sản và bí mật Nhà nước trong công tác tiêu hủy tiền.
2. Tiền tiêu hủy được kiểm đếm chọn mẫu làm căn cứ để Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy quyết định tỉ lệ kiểm đếm từng loại tiền trước khi tiêu hủy.
3. Tiêu hủy theo số tiền thực tế đã nhận từ Kho tiền Trung ương sau khi có kết quả kiểm đếm, phân loại của Hội đồng tiêu hủy.
4. Tiền sau khi đã tiêu hủy thành phế liệu phải bảo đảm không thể khôi phục để sử dụng lại như tiền.
Theo đó, khi tiêu hủy tiền cần tuân thủ các nguyên tắc nêu trên, trong đó, có nguyên tắc quy định tiền sau khi đã tiêu hủy thành phế liệu phải bảo đảm không thể khôi phục để sử dụng lại như tiền.
Như vậy, tiền sau khi được tiêu hủy không thể khôi phục để sử dụng lại.
Việc tiến hành giao tiền tiêu hủy cho từng cụm tiêu hủy tiền được dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định như sau:
Xuất kho tiền Trung ương giao Hội đồng tiêu hủy
1. Căn cứ số lượng, giá trị của các loại tiền tiêu hủy theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và kế hoạch nhận tiền của từng cụm tiêu hủy, Cục Phát hành và Kho quỹ lập lệnh điều chuyển để Vụ Tài chính - Kế toán (đối với Cụm tiêu hủy phía Bắc) và Phòng Kế toán - Tài vụ thuộc Chi cục Phát hành và Kho quỹ (đối với Cụm tiêu hủy phía Nam) lập phiếu xuất kho tiền tiêu hủy từ Kho tiền Trung ương nhập kho tiền tiêu hủy.
2. Căn cứ chứng từ xuất kho tiền tiêu hủy, Kho tiền Trung ương lập Biên bản giao nhận tiền và tiến hành giao tiền tiêu hủy cho từng cụm tiêu hủy.
Theo đó, căn cứ chứng từ xuất kho tiền tiêu hủy, Kho tiền Trung ương lập Biên bản giao nhận tiền và tiến hành giao tiền tiêu hủy cho từng cụm tiêu hủy.
Xử lý như thế nào đối với tiền tiêu hủy thừa trong quá trình tiêu hủy tiền?
Việc xử lý khi thừa tiền tiêu hủy được quy định tại Điều 19 Thông tư 03/2020/TT-NHNN, cụ thể như sau:
- Trong quá trình giao nhận tiền tiêu hủy, trường hợp phát hiện bao (thùng) tiền thừa bó (túi), lẫn bó (túi) tiền khác mệnh giá; niêm phong, đóng bao (thùng) tiền không đúng quy cách, hai bên giao nhận lập biên bản tại chỗ dưới sự giám sát của công chức giám sát và xử lý thừa theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trường hợp phát hiện bó (túi) tiền thừa; niêm phong, đóng bó (túi) tiền không đúng quy cách, hai bên giao nhận lập biên bản tại chỗ dưới sự giám sát của công chức giám sát và giao sang Tổ 2 để kiểm đếm tờ (miếng) và xử lý thừa, lẫn loại (nếu có) theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Định kỳ hàng tháng, căn cứ vào biên bản kiểm đếm, bảng tổng hợp số tiền thừa theo địa bàn tỉnh, thành phố và Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng tiêu hủy gửi bảng tổng hợp, biên bản thừa kèm niêm phong bó (túi) tiền có thừa cho từng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước;
Gửi Vụ Tài chính – Kế toán bảng tổng hợp số tiền thừa, xác định số tiền chênh lệch thừa để làm thủ tục báo Có hoặc báo Nợ cho từng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
- Việc xử lý kết quả thừa tiền tại ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với từng cá nhân có tên trên niêm phong bó (túi), bao (thùng) tiền thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?