Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam làm việc dựa theo nguyên tắc nào? Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam làm việc dựa theo nguyên tắc nào? Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào? Câu hỏi của anh Minh Anh đến từ Đồng Tháp.

Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam làm việc dựa theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia – chương trình thương hiệu quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 0119/QĐ-BTM năm 2007, có quy định về nguyên tắc làm việc như sau:

Nguyên tắc làm việc
- Mọi hoạt động phải tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quan hệ tổ chức và giải quyết các công việc của chương trình.
- Giải quyết công việc đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm.
- Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc đảm bảo rõ ràng, kịp thời và hiệu quả theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt, theo quy chế đã được ban hành;
- Bảo đảm sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong quá trình giải quyết công việc.

Như vậy, Hội đồng Thương hiệu Quốc gia làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quan hệ tổ chức và giải quyết các công việc của chương trình;

- Giải quyết công việc đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm;

- Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc đảm bảo rõ ràng, kịp thời và hiệu quả theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt, theo quy chế đã được ban hành;

- Bảo đảm sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong quá trình giải quyết công việc.

Hội đồng thương hiệu quốc gia

Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam làm việc dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Căn cứ tại khoản 4.1 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia – chương trình thương hiệu quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 0119/QĐ-BTM năm 2007, có quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia như sau:

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia
4.1. Cơ cấu tổ chức
Hội đồng Thương hiệu Quốc gia gồm Bộ trưởng Bộ Thương mại làm Chủ tịch Hội đồng, 01 Thứ trưởng Bộ Thương mại làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, 01 Phó Chủ tịch là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, 01 Phó Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và các ủy viên hội đồng theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ cấu tổ chức của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia gồm Bộ trưởng Bộ Thương mại làm Chủ tịch Hội đồng, 01 Thứ trưởng Bộ Thương mại làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, 01 Phó Chủ tịch là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, 01 Phó Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và các ủy viên hội đồng theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Căn cứ tại khoản 4.2 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia – chương trình thương hiệu quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 0119/QĐ-BTM năm 2007, có quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia như sau:

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia
4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Thực hiện tư vấn cho Chính phủ về xây dựng, phát triển, quảng bá thương hiệu và hình ảnh quốc gia Việt Nam.
- Thông qua hệ thống các tiêu chí và quy trình để lựa chọn thương hiệu sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia, thông qua quy trình và hệ thống tiêu chí Giải thưởng Xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ.
- Phê duyệt danh sách các thương hiệu sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình thương hiệu quốc gia, phê duyệt danh sách các doanh nghiệp đạt giải thưởng xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ.
- Được cung cấp báo cáo về các hoạt động, các ấn phẩm, tài liệu của Chương trình Thương hiệu Quốc gia.
- Được quyền có ý kiến và biểu quyết đối với các nội dung và hoạt động của Chương trình Thương hiệu Quốc gia.

Như vậy, thì Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

Nhiệm vụ:

- Thực hiện tư vấn cho Chính phủ về xây dựng, phát triển, quảng bá thương hiệu và hình ảnh quốc gia Việt Nam.

- Thông qua hệ thống các tiêu chí và quy trình để lựa chọn thương hiệu sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia, thông qua quy trình và hệ thống tiêu chí Giải thưởng Xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ.

Quyền hạn:

- Phê duyệt danh sách các thương hiệu sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình thương hiệu quốc gia, phê duyệt danh sách các doanh nghiệp đạt giải thưởng xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ.

- Được cung cấp báo cáo về các hoạt động, các ấn phẩm, tài liệu của Chương trình Thương hiệu Quốc gia.

- Được quyền có ý kiến và biểu quyết đối với các nội dung và hoạt động của Chương trình Thương hiệu Quốc gia.

Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam một năm họp bao nhiêu lần?

Căn cứ tại khoản 4.3 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia – chương trình thương hiệu quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 0119/QĐ-BTM năm 2007, có quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia như sau:

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia
4.3. Phương thức hoạt động
- Hội đồng Thương hiệu Quốc gia họp mỗi năm 2 lần. Trong trường hợp đột xuất, Chủ tịch triệu tập các cuộc họp bất thường.
- Cuộc họp chỉ diễn ra khi có ít nhất 60% số thành viên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia đăng ký tham dự.
- Đối với những vấn đề cần xin ý kiến và lấy biểu quyết của các thành viên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia thì chỉ có các thành viên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia có mặt được quyền biểu quyết, những thành viên cử đại diện thay mặt tham dự không được quyền biểu quyết.
- Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia sẽ chủ trì các cuộc họp Hội đồng Thương hiệu Quốc gia, trường hợp Chủ tịch vắng mặt sẽ ủy nhiệm cho một Phó Chủ tịch thay thế chủ trì cuộc họp.
- Ý kiến biểu quyết được thông qua khi có trên 50% số thành viên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia có mặt tại cuộc họp đồng ý với ý kiến đề xuất được đưa ra, những ý kiến dưới 50% sẽ được bảo lưu để xem xét hoặc chuyển Hội đồng các Ban chuyên gia, Ban Tư vấn chiến lược, các Bộ/Ngành liên quan nghiên cứu và cho ý kiến.

Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam họp mỗi năm 2 lần, nếu trong trường hợp đột xuất, Chủ tịch triệu tập các cuộc họp bất thường.

Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của Cục Xúc tiến thương mại trong việc thực hiên xét chọn Thương hiệu quốc gia Việt Nam là gì?
Pháp luật
Thương hiệu quốc gia là gì? Các tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam hiện nay?
Pháp luật
Thương hiệu là gì? Tiêu chí đối với doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam?
Pháp luật
Thương hiệu là dấu hiệu phân biệt sản phẩm hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng không?
Pháp luật
Ban Thư ký Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào? Ban Thư ký này có những quyền hạn và nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Ban Tư vấn chiến lược Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam gồm những thành viên nào? Ban Tư vấn chiến lược này hoạt động theo phương thức nào?
Pháp luật
Hội đồng các Ban chuyên gia của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào? Hội đồng các Ban chuyên gia này có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Pháp luật
Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam làm việc dựa theo nguyên tắc nào? Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thế nào là chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam? Tiêu chí và nguyên tắc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
1,531 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam Thương hiệu quốc gia Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam Xem toàn bộ văn bản về Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào