Ban Tư vấn chiến lược Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam gồm những thành viên nào? Ban Tư vấn chiến lược này hoạt động theo phương thức nào?
- Ban Tư vấn chiến lược Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam gồm những thành viên nào?
- Ban Tư vấn chiến lược Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam hoạt động theo phương thức nào?
- Quy trình lựa chọn thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được thực hiện bao nhiêu bước?
Ban Tư vấn chiến lược Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam gồm những thành viên nào?
Căn cứ tại khoản 7.1 Điều 7 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia – Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 0119/QĐ-BTM năm 2007, có quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Tư vấn chiến lược như sau:
Tổ chức và hoạt động của Ban Tư vấn chiến lược
7.1. Cơ cấu tổ chức
Ban Tư vấn chiến lược bao gồm các thành viên được giới thiệu từ các viện nghiên cứu, cơ quan truyền thông, các trường đại học, các công ty tư vấn trong và ngoài nước. Trưởng Ban Tư vấn chiến lược là 01 Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Thương hiệu Quốc gia.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Tư vấn chiến lược Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam các thành viên được giới thiệu từ các viện nghiên cứu, cơ quan truyền thông, các trường đại học, các công ty tư vấn trong và ngoài nước.
Ban Tư vấn chiến lược Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam gồm những thành viên nào? (Hình từ Internet)
Ban Tư vấn chiến lược Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 7.2 Điều 7 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia – Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 0119/QĐ-BTM năm 2007, có quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Tư vấn chiến lược như sau:
Tổ chức và hoạt động của Ban Tư vấn chiến lược
…
7.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Tư vấn hoạch định tầm nhìn chiến lược Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và các kế hoạch của chương trình;
- Xây dựng nội dung Tạp chí của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia và nội dung Diễn đàn Tiếp thị và Thương hiệu thường niên;
- Được cung cấp các ấn phẩm, tài liệu và thông tin về Chương trình Thương hiệu Quốc gia;
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Tư vấn chiến lược Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Tư vấn hoạch định tầm nhìn chiến lược Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và các kế hoạch của chương trình;
- Xây dựng nội dung Tạp chí của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia và nội dung Diễn đàn Tiếp thị và Thương hiệu thường niên;
- Được cung cấp các ấn phẩm, tài liệu và thông tin về Chương trình Thương hiệu Quốc gia.
Ban Tư vấn chiến lược Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam hoạt động theo phương thức nào?
Căn cứ tại khoản 7.3 Điều 7 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia – Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 0119/QĐ-BTM năm 2007, có quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Tư vấn chiến lược như sau:
Tổ chức và hoạt động của Ban Tư vấn chiến lược
…
7.3. Phương thức hoạt động
- Ban Tư vấn chiến lược của Chương trình họp theo sự triệu tập của Trưởng ban;
- Trưởng ban chủ trì các cuộc họp và các hoạt động được tiến hành bởi Ban Tư vấn chiến lược;
- Phối hợp với Ban Thư ký thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển cho chương trình;
- Ban Tư vấn chiến lược soạn thảo các báo cáo đề xuất với Hội đồng Thương hiệu Quốc gia.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Tư vấn chiến lược Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam hoạt động theo phương thức
- Ban Tư vấn chiến lược của Chương trình họp theo sự triệu tập của Trưởng ban;
- Trưởng ban chủ trì các cuộc họp và các hoạt động được tiến hành bởi Ban Tư vấn chiến lược;
- Phối hợp với Ban Thư ký thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển cho chương trình;
- Ban Tư vấn chiến lược soạn thảo các báo cáo đề xuất với Hội đồng Thương hiệu Quốc gia
Quy trình lựa chọn thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được thực hiện bao nhiêu bước?
Căn cứ tại Điều 10 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia – Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 0119/QĐ-BTM năm 2007, có quy định như sau:
Quy trình lựa chọn thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình
a. Tiếp nhận hồ sơ của Doanh nghiệp:
Bước 1: Doanh nghiệp cung cấp thông tin mô tả ban đầu cho Ban Thư ký theo mẫu;
Bước 2: Ban Thư ký căn cứ vào tiêu chí sàng lọc để xác định doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn làm hồ sơ đăng ký tham gia chương trình;
Bước 3: Doanh nghiệp nộp hồ sơ theo mẫu gửi tới Ban Thư ký;
Bước 4: Ban Thư ký tập hợp hồ sơ và chuyển sang Hội đồng Ban chuyên gia;
b. Đánh giá và thẩm tra
Bước 5: Hội đồng các Ban chuyên gia nghiên cứu, đánh giá, thẩm tra thực địa;
Bước 6: Hội đồng Ban chuyên gia chuyển kết quả cho Ban Thư ký để báo cáo Hội đồng Thương hiệu Quốc gia;
Bước 7: Ban Thư ký báo cáo Hội đồng Thương hiệu Quốc gia;
Bước 8: Hội đồng Thương hiệu Quốc gia xem xét, quyết định;
c. Thông báo kết quả
Bước 9: Ban Thư ký thông báo kết quả cho Doanh nghiệp và tiếp tục hướng dẫn các thủ tục cần thiết tiếp theo.
Theo đó, quy trình lựa chọn thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được thực hiện 09 bước được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?