Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng tại Văn phòng Bộ Nội vụ làm việc theo nguyên tắc gì?
- Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng tại Văn phòng Bộ Nội vụ làm việc theo nguyên tắc gì?
- Thành viên Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng tại Văn phòng Bộ Nội vụ gồm có những ai?
- Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng tại Văn phòng Bộ Nội vụ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng tại Văn phòng Bộ Nội vụ làm việc theo nguyên tắc gì?
Theo khoản 3 Điều 7 Quy chế thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Phòng và tương đương tại đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 2631/QĐ-BNV năm 2017 quy định về Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng tại Văn phòng Bộ Nội vụ như sau:
Hội đồng thi tuyển
...
3. Nguyên tắc làm việc
a) Hội đồng thi tuyển làm việc công khai, dân chủ, khách quan, trung thực, công tâm;
b) Các thành viên Hội đồng chấm điểm độc lập bằng phiếu kín, giữ bí mật và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về quyết định chấm điểm của mình.
Theo quy định Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương tại đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ làm việc công khai, dân chủ, khách quan, trung thực, công tâm.
Các thành viên Hội đồng thi tuyển chấm điểm độc lập bằng phiếu kín, giữ bí mật và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về quyết định chấm điểm của mình.
Thành viên Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng tại Văn phòng Bộ Nội vụ gồm có những ai?
Theo điểm b khoản 1 Điều 7 Quy chế thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Phòng và tương đương tại đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 2631/QĐ-BNV năm 2017 quy định như sau:
Hội đồng thi tuyển
1. Thành phần
...
b) Đối với Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương:
* Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Phòng tại Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, gồm:
- Đồng chí Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ, Thứ trưởng phụ trách đơn vị có chức danh thi tuyển làm Chủ tịch Hội đồng thi tuyển;
- Đồng chí Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ làm Phó Chủ tịch Hội đồng thi tuyển;
- Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng;
- Lãnh đạo đơn vị có chức danh thi tuyển;
- Cấp ủy đơn vị có chức danh thi tuyển;
- Mời 01-02 chuyên gia hoặc nhà quản lý có chuyên môn, kinh nghiệm liên quan đến chức danh thi tuyển (nếu cần thiết).
* Hội đồng thi chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Phòng và tương đương đối với các phòng (tương đương) tại các đơn vị trực thuộc Bộ; các Vụ (tương đương) thuộc: Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo chính phủ, các Ban (tương đương) thuộc Học viện Hành chính Quốc gia do đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh thi tuyển quyết định thành lập theo thẩm quyền được phân cấp và theo quy định về việc tổ chức thi tuyển tại Quy chế này.
...
Như vậy, thành viên Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng tại Văn phòng Bộ Nội vụ bao gồm:
- Đồng chí Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ, Thứ trưởng phụ trách đơn vị có chức danh thi tuyển làm Chủ tịch Hội đồng thi tuyển;
- Đồng chí Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ làm Phó Chủ tịch Hội đồng thi tuyển;
- Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng;
- Lãnh đạo đơn vị có chức danh thi tuyển;
- Cấp ủy đơn vị có chức danh thi tuyển;
- Mời 01-02 chuyên gia hoặc nhà quản lý có chuyên môn, kinh nghiệm liên quan đến chức danh thi tuyển (nếu cần thiết).
Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng tại Văn phòng Bộ Nội vụ làm việc theo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng tại Văn phòng Bộ Nội vụ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 2 Điều 7 Quy chế thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Phòng và tương đương tại đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 2631/QĐ-BNV năm 2017 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi tuyển như sau:
Hội đồng thi tuyển
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a) Thành lập Tổ giúp việc, Ban ra đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban giám sát;
b) Xây dựng đề thi viết;
c) Tổ chức chấm bài thi viết (người chấm được lựa chọn trong thành phần Hội đồng thi tuyển và do Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định về số lượng, thành viên cụ thể) và chấm điểm trình bày Đề án của người dự thi (toàn bộ thành viên Hội đồng thi tuyển);
d) Thông báo kết quả thi đến người dự thi;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi;
e) Đối với Chủ tịch Hội đồng thi tuyển: Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các thành viên Hội đồng. Quy định về bảng điểm chi tiết và tổ chức chấm bài thi viết, bảo vệ Đề án bảo đảm công tâm, khách quan, trung thực;
g) Đối với các thành viên Hội đồng: Thực hiện khách quan, trung thực việc chấm bài thi viết, chấm bảo vệ Đề án. Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
...
Như vậy, Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng tại Văn phòng Bộ Nội vụ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?