Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán do ai thành lập? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán là gì?
Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán do ai thành lập?
Căn cứ vào Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-TANDTC do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
Hội đồng thi
Hội đồng thi do Giám đốc Học viện Tòa án quyết định thành lập theo sự ủy quyền của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp.
Hội đồng thi tổ chức kỳ thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán theo thời gian, địa điểm, nội dung các môn thi, hình thức thi mà Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp quyết định.
Hội đồng thi tự giải thể sau khi hoàn thành công tác tổ chức kỳ thi.
Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán do Giám đốc Học viện Tòa án quyết định thành lập theo sự ủy quyền của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp.
Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp là Hội đồng được thành lập theo khoản 1 và có nhiệm vụ, quyền hạn theo khoản 2 Điều 73 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp
1. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp gồm Chánh án Tòa án nhân tối cao làm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên.
Danh sách ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
2. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp;
b) Tổ chức kỳ thi nâng ngạch từ Thẩm phán sơ cấp lên Thẩm phán trung cấp, từ Thẩm phán trung cấp lên Thẩm phán cao cấp;
c) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 68 của Luật này;
d) Công bố danh sách những người trúng tuyển.
...
Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán do ai thành lập?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán là gì?
Căn cứ vào Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-TANDTC do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi:
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cho người dự thi;
- Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức thi, hình thức thi, nội dung các môn thi;
- Tổ chức kỳ thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán theo sự ủy quyền của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp;
- Thành lập các ban giúp việc để tổ chức kỳ thi;
- Tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp về kết quả kỳ thi;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ thi.
Các ban giúp việc Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán là các ban nào?
Căn cứ vào Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-TANDTC do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
Các ban giúp việc Hội đồng thi
Các ban giúp việc của Hội đồng thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập và hoạt động theo quy định tại Quy chế này.
Các ban giúp việc tự giải thể sau khi hoàn thành công tác tổ chức kỳ thi.
Không cử làm thành viên các ban giúp việc Hội đồng thi những người thân thích của người dự thi; những người đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra; những người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật;
...
Các ban giúp việc Hội đồng thi gồm:
- Ban Thư ký Hội đồng thi
- Ban Đề thi
- Ban Coi thi
- Ban Phách
- Ban Chấm thi
- Ban Phúc khảo
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán như thế nào?
Căn cứ vào Điều 16 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-TANDTC do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán như sau:
- Trong quá trình tổ chức kỳ thi nếu có đơn khiếu nại, tố cáo, Chủ tịch Hội đồng thi phải xem xét giải quyết trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thông báo điểm thi, người dự thi có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả bài thi đến Hội đồng thi. Ban Thư ký Hội đồng thi tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi để tổ chức chấm phúc khảo.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đơn phúc khảo, Ban Phúc khảo chấm phúc khảo và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi kết quả chấm phúc khảo. Kết quả chấm phúc khảo được tổng hợp vào kết quả thi và thông báo cho người có yêu cầu phúc khảo.
- Chỉ xem xét giải quyết đơn đề nghị phúc khảo được gửi đến trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Hội đồng thi (qua Ban Thư ký Hội đồng thi). Không thực hiện chấm phúc khảo đối với hình thức thi vấn đáp, bảo vệ chuyên đề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?